Bệnh nấm Candida và cách điều trị tối ưu nhất

Bệnh nấm Candida là bệnh lý khá phổ biến, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi. Tình trạng nấm không gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Nhưng những triệu chứng nấm candida có thể là nguyên nhân gây ra vô vàn những khó chịu, ngứa ngáy, bức bối cho người bệnh. Do đó, mọi người nên chủ động thăm khám và điều trị đúng cách nhé!

Bệnh nấm Candida là gì?

Đây là bệnh nhiễm trùng do nấm Candida gây lên. Thường loại nấm này có tên là Candida albicans. Chúng gây tổn thưởng mạnh tới vùng da, máu, cơ quan sinh dục và miệng.

Candida tấn công mạnh nhất ở những vùng da ẩm ướt. Tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng gây ra sự khó chịu vô cùng. Một số trường hợp nặng, Candida xâm nhập vào máu và gây ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe.

benh-nam-Candida

Biểu hiện của bệnh Candida khác nhau trên từng vùng nhiễm hoàn toàn không giống nhau. Dưới đây là một vài dấu hiệu thường gặp, các bạn có thể tham khảo:

Xem thêm  Hội Chứng Tiết Hormon Chống Lợi Tiểu Bất Hợp Lý

Ở da: Bạn thấy xuất hiện các vùng màu trắng, đen, đỏ bất thường trên da. Những đốm này gây ngứa, rát, sưng lên khi viêm.

Tại khu vực sinh dục: Khi nhiễm nấm Candida ở âm đạo, bạn sẽ thấy có cảm giác cực kỳ ngứa, đau rát và tấy đỏ. Kèm theo đó, dịch âm đạo sẽ xuất hiện rất nhiều có màu trắng và vón cục. Với nam giới, biểu hiện chủ yếu là ngứa rát. Đôi khi, bạn có cảm giác đau như kim châm ở dương vật. Lúc quan hệ, tình trạng đau rát sẽ trở nên dữ dội hơn.

Miệng và thực quản: Xuất hiện nhiều đốm trắng tại miệng, lưỡi. Một số khu vực quanh nướu răng còn có thể lở loét, xuất hiện mảng trắng mảng đỏ. Với người bị bệnh nấm Candida tại thực quản, khi nuốt, bạn sẽ thấy rất khó nuốt kèm theo đau đớn.

Máu và cơ quan khác: Khi bị nhiễm nấm Candida tại máu và các cơ quan khác, bệnh nhân sẽ có biểu hiện ớn lạnh kèm theo sốt.

Cách điều trị bệnh nấm Candida hiệu quả

Nấm Candida phổ biến ở mọi độ tuổi và giới tính. Phụ nữ, nam giới hay trẻ em đều có nguy cơ cao bị mắc phải. Đặc biệt những ai có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV/AIDS. Để giảm nguy cơ này, bạn có thể tự rửa tay sạch sẽ và vệ sinh hợp lý hàng ngày.

Xem thêm  Dị ứng thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

nam-Candida

Nhiều yếu tố tác động dưới đây làm cho nguy cơ bệnh nấm Candida bị gia tăng. Các bạn nên chú ý để sớm có biện pháp phòng và điều trị nhé.

  • Hệ miễn dịch yếu .
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh có chứa thành phần corticoid.
  • Miệng khô.
  • Nồng độ estrogen ở phụ nữ gia tăng.
  • Giữ vệ sinh kém.
  • Quan hệ tình dục làm nguy cơ lây nhiễm gia tăng.
  • Mắc bệnh tiểu đường nhưng không kiểm soát tốt.
  • Đeo răng giả.

Để điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm. Ví dụ điều trị nấm miệng có nystatin, itraconazole,.. Điều trị nấm thực quản có fluconazole. Điều trị nấm máu cómicafungin, anidulafungin… Điều trị nấm âm đạo cóclotrimazole, butoconazole,…

Tuy nhiên, việc tự ý mua thuốc điều trị nấm tại nhà thiếu an toàn và khó đạt được hiệu quả. Người bệnh cần tới phòng khám Da Liễu uy tín để được các y bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.