Mặt đỏ nóng bừng là bệnh gì? Thuốc điều trị bệnh đỏ mặt hiệu quả

Tình trạng da mặt đỏ và nóng thường gặp khi da bị kích ứng do tác nhân bên ngoài môi trường gây ra, biểu hiện là ngứa ngáy khó chịu, kèm hiện tượng da mặt đỏ và nóng bừng bừng. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu lý do gây nên tình trạng này và các biện pháp cần thiết khi da mặt bị đỏ.

Mặt đỏ nóng bừng là bệnh gì?

Tình trạng da mặt nóng bừng và hồng đỏ có thể là triệu chứng của các bệnh sau:

  • Hội chứng Carcinoid: Hội chứng Carcinoid là một hội chứng xảy ra ở người có khối u carcinoid. Khối u này sản xuất ra hormone dẫn đến sự thay đổi của mạch máu, bao gồm cả mạch máu dưới da mặt. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng đỏ da kèm theo khó thở, tim đập nhanh và tiêu chảy.
mat-do-nong-bung-la-benh-gi
Tình trạng da mặt đỏ và nóng thường gặp khi da bị kích ứng do tác nhân bên ngoài môi trường gây ra
  • Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da mặt tiếp xúc và bị kích ứng với các chất kích thích như bụi mịn, phấn hoa hoặc lông thú. Tình trạng này cũng dẫn đến tình trạng da mặt nóng bừng và đỏ, kèm theo cảm giác ngứa và nóng rát.
  • Hội chứng đỏ mặt Rosacea: Hội chứng này cũng gây ra các triệu chứng như da mặt đỏ và nóng, kèm theo mụn sẩn, mụn đỏ li ti và thậm chí là mụn mủ.
  • Viêm da tiết bã: Viêm da tiết bã là tình trạng viêm da do sự phát triển quá mức của nấm men trên da mặt, dẫn đến da mặt nóng bừng và đỏ. Tình trạng này cũng đi kèm với tình trạng tiết nhiều bã nhờn và cảm giác nóng rát.
  • Viêm da cơ địa: Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính có thể tái phát theo từng đợt. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Ngoài cảm giác nóng bừng và đỏ, viêm da cơ địa còn gây ngứa, nổi mẩn, bong tróc và hình thành bọng nước.
  • Nhiễm trùng da: Các bệnh nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn trên da mặt thường có biểu hiện ban đầu là da mặt nóng, cảm giác bừng bừng và đỏ. Sau đó, có thể xuất hiện mụn, sưng đau và bong tróc da.
  • Viêm da do Demodex: Ký sinh trùng Demodex cư trú trong nang lông và tuyến bã nhờn trên da mặt. Khi chúng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, có thể gây ra tình trạng da đỏ, ban sẩn, nổi mụn và giãn mạch.
Xem thêm  Các nguyên tắc điều trị lao

Nguyên nhân khác khiến mặt đỏ nóng bừng

Nguyên nhân sinh lý thường gặp:

  • Mặt đỏ bừng là cách cơ thể phản ứng với các tình huống hoặc điều kiện hàng ngày hoặc trạng thái bình thường của cơ thể như:
  • Sử dụng rượu bia.
  • Tập thể dục.
  • Nhiệt độ môi trường cao.
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Kích thích tình dục.
  • Thực phẩm cay.
  • Cảm xúc mạnh mẽ.
  • Mang thai.
nguyen-nhan-do-mat
Da mặt nóng bừng và hồng đỏ có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau

Nguyên nhân liên quan đến bệnh lý:

  • Hội chứng Carcinoid (nhóm các triệu chứng gây ra bởi một khối u tiết ra hormone và các chất có hoạt tính sinh học khác) trong đó một khối u sản xuất hormone dẫn đến những thay đổi mạch máu và mặt đỏ bừng là một đặc điểm, một dấu hiệu của bệnh.
  • Sốt.
  • Trúng nóng hoặc say nắng.
  • Cường giáp.
  • Hội chứng Dumping: triệu chứng thường gặp là nôn và đau bụng vùng thượng vị sau khi ăn và các rối loạn mạch máu biểu hiện là mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, suy nhược và khó chịu vùng bụng.
  • Bệnh cao huyết áp.
  • Tác dụng phụ của thuốc: chẳng hạn như niacin và các loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, các thuốc giãn mạch… có thể gây ra tình trạng mặt đỏ bừng.
  • Thời kỳ mãn kinh.
  • Bệnh tế bào mọc bướu: khi tiếp xúc với các kích thích vật lý như nóng, lạnh, chà xát, áp lực thì vùng da tương ứng sẽ nổi mề đay, ngứa, xuất hiện hình vẽ trên da, ban đỏ tại chỗ và đỏ da…

Do dị ứng: mặt đỏ bừng có thể đi kèm với các phản ứng dị ứng,

  • Nhồi máu cơ tim.

Mặt đỏ nóng bừng có nguy hiểm không

Nhiều người thường thắc mắc rằng hiện tượng da mặt bị đỏ và nóng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

Trên thực tế, nhiều trường hợp da mặt nóng bừng là do cơ địa có hệ tuần hoàn máu hoạt động mạnh mẽ hơn so với những người khác, dễ bị kích thích từ các hormone và yếu tố từ bên ngoài nên không quá nghiêm trọng đến sức khỏe.

Xem thêm  Bệnh giun kim có triệu chứng lâm sàng gì?
mat-do-nong-bung-co-nguy-hiem-khong
Mặt đỏ nóng bừng có nguy hiểm không

Tuy nhiên, đối với trường hợp da mặt nóng bừng kèm các biểu hiện bất thường khác thì nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi da mặt bất ngờ bị đỏ và nóng lên, bạn có thể áp dụng các cách sau để kiểm soát:

  • Uống nhiều nước lọc để nhiệt độ cơ thể ổn định.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các hóa chất, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.
  • Nếu đang dùng mỹ phẩm mà mặt bị đỏ và nóng đột ngột, bạn nên tẩy trang để loại bỏ chúng ra khỏi làn da.
  • Ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da đang sử dụng.

Thuốc điều trị bệnh đỏ mặt hiệu quả

Phần lớn các trường hợp đỏ mặt đều bắt nguồn từ nguyên nhân lành tính nên không cần can thiệp của y tế. Tuy nhiên, trường hợp đỏ mặt đột ngột kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, tiêu chảy, choáng váng… cần phải thăm khám càng sớm càng tốt.

Khi khám với bác sĩ, người bệnh cần cung cấp chi tiết tiền sử sử dụng thuốc, mỹ phẩm, các bệnh lý hiện có để bác sĩ có thêm căn cứ chẩn đoán. Ngoài thăm khám và khai thác tiền sử, bệnh nhân có thể được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm để loại trừ dần tìm ra nguyên nhân chính.

dieu-tri-do-mat
Khi khám với bác sĩ, người bệnh cần cung cấp chi tiết tiền sử sử dụng thuốc, mỹ phẩm, các bệnh lý hiện có để bác sĩ có thêm căn cứ chẩn đoán.

Đỏ bừng mặt do dị ứng hay sốc phản vệ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Adrenalin hoặc thuốc kháng Histamin để chặn đứng tình trạng này.

Nếu đỏ bừng mặt do viêm da, nhiễm độc, bệnh nhân sẽ được kê toa thuốc điều trị da liễu như thuốc chống viêm, thuốc làm dịu da và thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân liên quan đến vi khuẩn.

Với bệnh nhân bị huyết áp, cường giáp, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng hoặc loại thuốc để kiểm soát bệnh. Đối với trường hợp nặng như u Carcinoid hoặc sốt vàng, bệnh nhân có thể phải nhập viện để điều trị chuyên sâu.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về hiện tượng đỏ mặt, nguyên nhân và hướng xử trí. Hy vọng qua đây, độc giả có thể phân biệt nhanh chóng tình trạng đỏ mặt do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Từ đó có biện pháp xử trí nhanh chóng để tránh gây nguy hại về sau.