U nang Pilonidal (túi chất lỏng trên xương cụt) là gì?

Hiện nay có một dạng u nang thường xuất hiện ở dưới cùng của xương sống hoặc xương cụt, còn được gọi là u nang pilonidal (hay là áp xe pilonidal). Loại u nang này có thể bị nhiễm trùng, chứa đầy mủ, và gây ra đau đớn.

U nang Pilonidal trông giống như một cái mụn lớn ở dưới cùng của xương sống. Căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và xảy ra thường xuyên hơn ở những người trẻ tuổi.

Đối với những trường hợp ngồi nhiều, chẳng hạn như tài xế xe tải, thường có nguy cơ cao mắc phải u nang Pilonidal.

Thực tế u nang Pilonidal có thể được điều trị đơn giản. Nhưng nếu chúng trở thành nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể dẫn lưu mủ hoặc đưa loại bỏ u nang Pilonidal bằng phẫu thuật.

Điều gì gây ra u nang pilonidal?

Hầu hết các bác sĩ nghĩ rằng lông mọc ngược là lý do chính gây ra u nang Pilonidal. Pilonidal có nghĩa là “ổ lông”, và các bác sĩ đôi khi tìm thấy nang lông bên trong u nang.

Một giả thuyết khác là u nang pilonidal xuất hiện sau một chấn thương ở vùng nào đó trên cơ thể.

Không những thế cũng có một số trường hợp có khả năng cao mắc u nang pilonidal, nếu họ có một vết lõm nhỏ ở giữa mông khi mới sinh ra. Vết lõm này có thể bị nhiễm trùng, mặc dù các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác tại sao.

Ngoài ra các yếu tố nguy cơ khác bao gồm béo phì, nhiều lông, ít tập thể dục, ngồi lâu và đổ mồ hôi quá nhiều, cũng có thể là tác nhân gây ra u nang pilonidal.

U nang Pilonidal

Triệu chứng

Các triệu chứng của u nang pilonidal bao gồm:

  • Đau, đỏ và sưng ở dưới cùng của cột sống.
  • Mủ hoặc máu chảy ra từ u nang pilonidal.
  • Mùi hôi từ mủ.
  • Nhạy cảm khi chạm vào.
  • Sốt.
  • U nang pilonidal cũng có thể thay đổi kích thước.Chúng có thể là một vết lõm nhỏ hoặc bao phủ một khu vực lớn, và gây đau đớn.
Xem thêm  Bệnh tim mạch

Khi nào tôi nên gọi bác sĩ?

Một u nang pilonidal, còn được gọi là áp xe hoặc nhọt. Điều trị có thể bao gồm kháng sinh, chườm nóng và điều trị tại chỗ bằng kem làm rụng lông. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, u nang pilonidal cần phải được dẫn lưu, hoặc mổ, để chữa lành. Giống như các nhọt khác, thuốc kháng sinh không thể chữa lành u nang pilonidal.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy gọi cho bác sĩ.

Chẩn đoán

Bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán u nang pilonidal bằng khám thực thể và đặt câu hỏi về chúng. Sau đây là một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi, bao gồm:

  • Lần đầu tiên bạn cảm thấy các triệu chứng là khi nào?
  • Bạn đã có vấn đề này trước đây hay chưa?
  • Bạn có bị sốt hay không?
  • Những loại thuốc hoặc chất bổ sung nào bạn đang dùng?

u-nang-pilonidal

Tôi có thể làm gì để cảm thấy tốt hơn?

Thực tế u nang pilonidal có thể bị nhiễm trùng, và điều này gây ra đỏ, sưng và đau (có thể không quá tệ). Do đó bạn có thể thực hiện thử một số điều như sau:

  • Để giảm bớt cơn đau, hãy ngâm cơ thể trong bồn nước ấm. Điều này, có thể khiến u nang của bạn tự vỡ và thoát mủ ra theo cách này.
  • Dùng thuốc giảm đau không cần kê toa, nhưng hãy tuân thủ theo hướng dẫn để dùng thuốc đúng liều lượng cho phép.
  • Luôn giữ cho u nang và khu vực xung quanh sạch sẽ và khô ráo.

Phương pháp điều trị

Thuốc kháng sinh không thể chữa lành u nang pilonidal. Nhưng các bác sĩ có thể thử các phương pháp điều trị khác. Dưới đây là một số lựa chọn:

Rạch và dẫn lưu:

Đây là phương pháp điều trị phổ biến của u nang pilonidal. Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt vào u nang và dẫn lưu mủ. Tiếp theo bác sĩ sẽ loại bỏ bất kỳ nang lông và để vết thương hở, sau đó che phủ vết thương lại bằng gạc.

  • Ưu điểm: Đây là một phương pháp đơn giản được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ (có nghĩa là chỉ khu vực xung quanh u nang bị tê).
  • Nhược điểm: Bạn phải thay gạc thường xuyên cho đến khi u nang lành hẳn, đôi khi mất đến 3 tuần.
Xem thêm  Bệnh Lao Đường Tiết Niệu Sinh Dục

Marsupialization (mở thông nang):

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt và dẫn lưu mủ của u nang, tiếp theo bác sĩ sẽ loại bỏ mủ và bất kỳ sợi lông nào bên trong. Sau đó họ khâu các mép của vết cắt vào các cạnh vết thương để tạo thành túi.

  • Ưu điểm: Đây là phẫu thuật ngoại trú dưới dạng gây tê tại chỗ. Phương pháp này cũng cho phép bác sĩ sử dụng vết cắt nhỏ hơn, ngắn hơn để bạn không cần phải thay gạc hàng ngày.
  • Nhược điểm: Mất khoảng 6 tuần để chữa lành, và bạn cần một bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện phẫu thuật này.

Vết mổ, dẫn lưu, đóng vết thương:

Trong kỹ thuật này, u nang được dẫn lưu mủ, nhưng nó không bị hở.

  • Ưu điểm: Bạn không cần phải sử dụng gạc vì bác sĩ sẽ đóng vết thương hoàn toàn ngay sau khi phẫu thuật.
  • Nhược điểm: Sẽ có nhiều vấn đề xảy ra tại nơi đóng vết thương. Phương pháp này khó có thể loại bỏ toàn bộ u nang và thường được thực hiện trong phòng phẫu thuật với bác sĩ (phẫu thuật) được đào tạo đặc biệt.

Bên cạnh đó một số phương pháp phẫu thuật khác bao gồm cắt bỏ hoàn toàn u nang và thành nang cùng với các xoang pilonidal, sử dụng keo fibrin và chỉ lấy (lõi) mô bệnh – u nang ra bằng sinh thiết bấm (punch biopsies).

Sau phẫu thuật

Làm theo tất cả các hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn cần gỡ bỏ và thay gạc. Hãy thực hiện mẹo sau:

  • Cố gắng giữ cho khu vực phẫu thuật sạch sẽ.
  • Kiểm tra bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng mới nào, chẳng hạn như đỏ, mủ hoặc cảm thấy đau.
  • Đặt các cuộc hẹn theo dõi với bác sĩ để họ có thể kiểm tra u nang của bạn đang lành như thế nào.

Một phương pháp chữa trị dứt điểm hoàn toàn u nang pilonidal là có thể, nhưng hãy nhớ rằng một u nang pilonidal có thể tái phát ngay cả khi bạn đã phẫu thuật cắt bỏ.