Cách chữa đau đầu vận mạch giảm nhức giật nhanh chóng hiệu quả

Bệnh đau đầu vận mạch nếu kéo dài có thể dẫn đến những hệ quả cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường bạn nên đi thăm khám và áp dụng các cách chữa đau đầu vận mạch sớm nhất.

1. Đau đầu vận mạch là bệnh gì?

Đau đầu vận mạch hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bệnh migraine, bệnh đau nửa đầu, bệnh nhức nửa đầu…Đây là tình trạng một bên đầu bị đau từng cơn, cảm giác như trong đầu đang có sợi dây giật theo nhịp đập của mạch máu. Cường độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí là đau dữ dội. Càng để lâu thì thời gian đau càng kéo dài hơn. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở cả hai bên đầu hoặc luẩn chuyển một trong hai bên tùy từng lúc.

Kèm theo cảm giác đau đầu thì bệnh còn có nhiều triệu chứng báo trước như mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt, khó nói, ù tai, tê buốt đầu. Nặng hơn thì có thể là buồn nôn, cơ thể mệt mỏi…

dau-dau-van-mach-lam-sao

2. Đau đầu vận mạch có chữa được không?

Bệnh đau đầu vận mạch có thể dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng. Trước hết là khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Nặng hơn có thể dẫn đến liệt nửa người, liệt vận nhãn, mù một mắt…Điều may mắn là bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Càng để lâu thì khả năng chữa khỏi càng thấp. Do đó, khi cảm thấy các triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra tư vấn phù hợp.

Xem thêm  Thuốc Ocriplasmin (Jetrea) nên được sử dụng khi nào?

3. Đau đầu vận mạch có châm cứu được không?

Châm cứu là một những cách chữa đau đầu vận mạch được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng kim để châm vào các huyệt đạo quan trọng trong cơ thể giúp mạch máu được lưu thông, hệ thần kinh giảm căng thẳng, từ đó làm giảm các cơn đau nửa đầu. Châm cứu thực hiện khá đơn giản, không gây đau đớn, không có tác dụng phụ và cũng không mất quá nhiều thời gian.

Tuy châm cứu có thể mang lại hiệu quả rõ rệt với những người bị đau đầu vận mạch nhưng bạn không nên lạm dụng phương pháp này. Bởi nếu thực hiện quá nhiều có thể dẫn đến mắc các bệnh da liễu, nhiễm trùng hay tổn thương vùng da bị châm kim. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn bác sĩ uy tín để châm cứu, không nên tự ý thực hiện nếu không có kinh nghiệm và kiến thức về châm cứu. Việc châm cứu sai có thể dẫn tới những hậu quả mà bạn không mong muốn như tai biến, phù nề, nhiễm khuẩn.

dau-dau-van-mach

4. Phác đồ điều trị đau nửa đầu Migraine

4.1. Chẩn đoán

Để điều trị hiệu quả thì trước hết bạn sẽ được chẩn đoán đúng bệnh. Nếu chính xác là bạn bị đau đầu vận mạch thì sẽ áp dụng các phương pháp phù hợp. Khi gặp các biểu hiện của bệnh như đau nửa đầu, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, không chịu được tiếng ồn lớn, tăng động, thay đổi khẩu vị và tâm lý…thì bạn nên đến thăm khám với bác sĩ để phát hiện bệnh sớm. Bạn sẽ được làm các xét nghiệm phát hiện bệnh từ triệu chứng đau đầu chính xác nhất.

4.2. Điều trị

Để giảm cơn đau thì bác sĩ thường sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc không chứa steroid có tác dụng chống viêm như: sumatriptan, ergotamine, naproxen, ibuprofen hay các các loại triptan khác khác. Để ngăn cơn đau trở lại, tái phát thường xuyên thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc ức chế canxi, ức chế beta hay thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh.

Xem thêm  Bệnh Đau Dây Thần Kinh Số V

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp và chế độ sinh hoạt khoa học cũng là một trong những cách chữa đau đầu vận mạch hiệu quả. Theo đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe như sữa tươi, các loại hạt, rau cải xanh, gừng…Nên tránh ăn các loại thực phẩm làm tăng cơn đau như socola, rượu, cafe, các loại hoa quả dạng múi hay thực phẩm có tính axit. Nên cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi để đầu óc được thư giãn, thoải mái. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng tốt cho trí não và hệ tuần hoàn. Nhưng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

dau-dau

5. Đông y chữa đau đầu vận mạch

Trong Đông y, vỏ cây liễu có tác dụng tốt đối với cơ thể, đặc biệt là với những người bị đau nửa đầu. Cụ thể, trong vỏ cây liễu chứa nhiều chất sinh học, salicin có thể chuyển hóa thành axit salicylic có tác dụng chống viêm, chống sưng, giảm đau. Do đó, vị thuốc này được sử dụng trong một số trường hợp đau đầu hay đau bụng kinh ở phụ nữ. Vỏ cây liễu sẽ tăng thêm tác dụng khi được kết hợp với cao tam lăng, cao tô mộc, cao huyền hổ sách…

Như vậy, cách chữa đau đầu vận mạch không quá khó nhưng điều quan trọng là bạn cần thăm khám sớm để phát hiện kịp thời. Bạn có thể tham khảo những gói dịch vụ khám tổng quát của các bệnh viện hàng đầu hiện nay. Không chỉ giúp bạn kiểm tra sức khỏe toàn diện mà còn tiết kiệm chi phí tối đa nữa đấy!