Bệnh viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng đến khả năng nhai, nuốt và nói của người bệnh. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết để bạn hiểu rõ hơn
1. Viêm khớp thái dương hàm là gì
Viêm khớp thái dương hàm gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến chức năng nhai, nuốt và nói chuyện, khiến cuộc sống sinh hoạt phiền toái hơn, ăn uống không ngon miệng. Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương sọ với xương hàm dưới, đây là khớp có vai trò đảm bảo chức năng hệ nhai. Khi khớp thái dương hàm bị viêm sẽ gặp tình trạng đau, co thắt cơ, khớp mất cân bằng. Bệnh có thể xảy ra viêm khớp thái dương hàm trái, hàm phải hoặc cả hai.
2. Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, khả năng nhai nuốt và chức năng nói. Người bệnh khó khăn khi đưa hàm sang hai bên, lên trên hoặc xuống dưới. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra mất khả năng nói, trật khớp cắn.
3. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
3.1. Do thói quen cắn chặt nghiến hàm
Thói quen cắn chặt hoặc nghiến hàm đặc biệt khi căng thẳng làm cho khớp thái dương hàm chịu một lực lớn gây nên hiện tượng viêm.
3.2. Răng mọc lệch lạc
Răng mọc lệch lạc khiến cho hàm hoạt động không tốt, sai khớp cắn đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp thái dương hàm. Nhiều người phân vân có nên nhổ răng khôn số 8 mọc lệch, nếu có hiện tượng răng mọc lệch bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng đến khớp nhai cũng như tình hình sức khỏe.
3.3. Do chấn thương hàm
Các chấn thương hàm xảy ra do tai nạn, trật đĩa khớp, sau khi nhổ răng đặc biệt các răng số 7 và số 8 cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của khớp thái dương hàm, tăng nguy cơ gây viêm.
3.4. Bệnh lý viêm khớp
Các bệnh lý viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa thứ phát, thoái hóa khớp, chấn thương sau tai nạn cũng là những nguyên nhân thường gặp của bệnh. Bạn nên điều trị các bệnh lý viêm khớp để tránh mắc bệnh. Trong đó, tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị bệnh thoái hóa khớp háng để giúp chữa trị bệnh triệt để hơn.
4. Ai có nguy cơ cao bị viêm khớp thái dương hàm
Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi hay giới tính nào. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc hội chứng này là nữ giới trong giai đoạn dậy thì hoặc mãn kinh cao hơn nhiều so với nam giới. Đặc biệt, các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Nếu bạn trong độ tuổi này, nên bổ sung 11 thực phẩm giàu Canxi tốt cho xương khớp để phòng bệnh một cách hiệu quả.
5. Triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm
Triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm gồm xuất hiện các cơn đau nhức thường xuyên ở khu vực hàm, khu vực thái dương. Các cơn đau càng gia tăng khi nói, nhai và nuốt. Ngoài ra, khi mở miệng có tiếng lách cách hoặc hàm không thể mở hoàn toàn. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng như đau tai, đau miệng, đau đầu, ù tai. Gặp khó khăn khăn khi ăn đặc biệt thực phẩm cứng hoặc khi há miệng to.
6. Viêm khớp thái dương hàm có thể điều trị không
Bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể chữa trị được theo nhiều phương pháp khác nhau. Trong nhiều trường hợp, có thể tự khỏi mà không cần can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, khi các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe tồn tại lâu ngày, cần đến thăm khám tại các trung tâm ý tế để có thể tìm ra nguyên nhân kịp thời. Nên bổ sung 28 thực phẩm tốt cho răng nướu để tăng sự khỏe mạnh cho răng.
7. Điều trị viêm khớp thái dương hàm như thế nào
7.1. Thuốc điều trị
Dùng thuốc điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm với mục đích giảm các cơn đau và điều trị tận gốc tình trạng bệnh. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc giảm đau, chống viêm theo tình trạng của khớp thái dương hàm sẽ có loại và liều lượng phù hợp. Đó thường là các loại thuốc aspirin, diclofenac, ibuprofen, mobic.
Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định các loại thuốc chứa amitriptylin có tác dụng chống trầm cảm, chống nghiến răng. Thuốc giãn cơ khi các cơn co thắt cơ bắp xuất hiện. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn uống kèm thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp để giúp xương khớp thái dương hàm khỏe mạnh.
7.2. Các biện pháp giảm đau tại nhà
Các biện pháp giảm đau tại nhà được thực hiện có thể gồm massage thái dương hàm, thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh khu vực hàm và thái dương, dùng các loại cao dán giảm đau để giúp giảm đau nhanh chóng tại nhà. Ngoài ra, khi tại nhà bạn cũng nên thực hiện 4 bước dùng chỉ nha khoa theo hướng dẫn bác sĩ để giúp răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
7.3. Luyện tập trị liệu, thay đổi thói quen
Luyện tập các phương pháp trị liệu để nắn chỉnh, châm cứu khớp thái dương hàm, giúp khớp hoạt động đúng, không sai lệch. Các phương pháp châm cứu, trị liệu cũng là cách giúp giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh viêm khớp thái dương hàm nên thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt cho hàm như không ăn các thực phẩm cứng, ăn các loại thực phẩm mềm, không ăn các thực phẩm kết dính, không há miệng to, không nghiến răng, tỳ tay lên cằm, không để cơ thể quá căng thẳng. Phương pháp điều trị vật lý trị liệu hỗ trợ bệnh viêm khớp thái dương hàm được nhiều người lựa chọn.
7.4. Vệ sinh khớp thái dương hàm
Vệ sinh khớp thái dương hàm được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn sẽ giúp chọc rửa các mảnh vụn trong răng, các phần bị viêm nhiễm để bảo vệ và điều trị khớp thái dương hàm hiệu quả. Các bác sĩ sẽ hút chích dẫn lưu dịch khớp để giúp rửa sạch khớp hàm và răng.
7.5. Điều trị tâm lý
Tâm lý căng thẳng cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp thái dương hàm. Vì thế, người bệnh nên đảm bảo thả lỏng hàm và giảm căng thẳng. Hãy tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, nghe nhạc hoặc đi dạo để loại bỏ trạng thái căng thẳng.
7.6. Phẫu thuật hàm
Nhiều trường hợp, do các vấn đề về hàm khiếm người bệnh bị viêm khớp các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không có kết quả và cơn đau nghiêm trọng.
Các bác sĩ thường thực hiện nội soi, phẫu thuật hàm để đảm bảo hàm hoạt động tốt. Đây là phương pháp cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Đăng ký khám và chữa trị tại bệnh viện đa khoa Vinmec nổi tiếng với công nghệ hiện đại, bạn và người nhà sẽ hoàn toàn yên tâm cùng kỹ thuật khéo léo của đội ngũ y bác sĩ.
7.7. Niềng răng chỉnh khớp cắn
Các phương pháp can thiệp nha khoa như niềng răng, chỉnh khớp cắn giúp hạn chế những sai lệch về khớp cắn. Phương pháp này giúp đảm bảo sự cân bằng khớp cắn chuẩn tỉ lệ để không gây nguy hiểm đến hệ hàm.