Bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD)

Bệnh tăng động giảm chú ý là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý, hay còn được biết đến với tên gọi là chứng ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder), là một tình trạng đặc trưng bởi sự hăng hái, hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung. Thường được chẩn đoán ở trẻ em, nhưng các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên và người trưởng thành.

benh-tang-dong-giam-chu-y

Có ba dạng chính của rối loạn tăng động giảm chú ý

  1. Hiếu động-bốc đồng: Những người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thuộc nhóm này thường phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức.
  2. Thiếu chú ý: Những người thuộc nhóm này có những triệu chứng chủ yếu liên quan đến khả năng tập trung kém.
  3. Kết hợp hiếu động, bốc đồng và thiếu chú ý: Những người thuộc nhóm này có thể thể hiện đồng thời cả hai dạng triệu chứng nêu trên.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm:

– Tăng động về vận động: Trẻ thường không thể ngồi yên, thường xuyên múa tay múa chân, chuyển động từ hoạt động này sang hoạt động khác. Chúng có thể không ngừng chạy nhảy hoặc liên tục vận động, và khi bị buộc phải ngồi, chúng thường ngọ nguậy hoặc vặn vẹo trong ghế.

Giảm chú ý:

Trẻ thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào học tập, công việc, hoạt động vui chơi và thậm chí cả khi tham gia những hoạt động giải trí. Chúng dễ bị phân tâm bởi những kích thích xung quanh, thường không chú ý lắng nghe khi người khác nói chuyện, gặp khó khăn khi tập trung vào việc làm bài tập, thường quên và làm thất lạc đồ đạc.

Xáo trộn tình cảm:

Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, có thể trải qua cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực một cách đột ngột. Chúng có thể thể hiện cơn giận dữ hoặc thái độ quậy phá ở những thời điểm không phù hợp.

Không hoàn thành nhiệm vụ:

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường có thể thích thú với nhiều hoạt động nhưng không duy trì đến cùng. Chúng thường bắt đầu một công việc, dự án hoặc bài tập, nhưng sau đó bỏ dở giữa chừng và chuyển sang hoạt động khác để thu hút sự chú ý.

Mơ màng:

Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý có thể thể hiện sự mơ màng không chỉ qua hành vi ồn ào và huyên náo mà còn thông qua sự yên tĩnh hơn. Một số trường hợp, chúng có thể nhìn lơ đãng ra xa, dường như đang mơ mộng, và không chú ý đến những sự kiện xung quanh.

Ngoài ra, rối loạn tăng động giảm chú ý thường đi kèm với các vấn đề như rối loạn giấc ngủ (trouble sleeping) và rối loạn lo lắng. Mức độ ảnh hưởng của những vấn đề này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trẻ và môi trường xã hội. Quan trọng nhất, cần lưu ý rằng trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý không hề thấp IQ so với đồng trang lứa, mà là khó khăn trong việc lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn, dẫn đến những sai lầm do sự lơ đễnh.

Xem thêm  Cần làm gì khi có người nhà mắc bệnh lao?

Những “thủ phạm” gây ra rối loạn tăng động ở trẻ:

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một vấn đề phổ biến, thường được phát hiện ở trẻ từ 4-6 tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi 8-11. Trong số trẻ mắc, tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới, khoảng 3 nam giới cho 1 nữ giới. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Tiếp xúc với độc chất khi mang thai: Việc người mẹ tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy trong thời kỳ mang thai có thể giảm sản xuất dopamine ở trẻ, tăng nguy cơ mắc ADHD. Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng khi mang thai.
  • Tai biến lúc sinh: Trẻ sinh non tháng hoặc trải qua thiếu oxy khi sinh có thể ảnh hưởng đến phát triển trí não của trẻ, làm tăng khả năng mắc ADHD.
  • Yếu tố di truyền: Rất nhiều trẻ mắc ADHD có ít nhất một người trong gia đình cũng mắc chứng này. Đồng thời, nếu một người đàn ông có ADHD khi còn nhỏ, con của họ cũng có nguy cơ mắc ADHD.
  • Nguyên nhân tâm lý: Rối loạn tâm thần, lo lắng, lạm dụng tình dục, khó khăn trong học tập, và xung đột gia đình có thể gây ra ADHD.
  • Các nguyên nhân khác: Chấn thương đầu, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, hoặc rối loạn giấc ngủ cũng có thể đóng góp vào việc phát triển ADHD.

Dấu hiệu của trẻ mắc ADHD thường thể hiện ở hai môi trường chính là trong gia đình và trường học. Khi nhận thấy các dấu hiệu này, việc đưa trẻ đến thăm bác sĩ chuyên khoa là quan trọng để đặt chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Các biện pháp can thiệp sớm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng học tập của trẻ, đồng thời giúp phát triển bình thường các kỹ năng cá nhân. Việc nhận diện dấu hiệu của ADHD ngay từ bây giờ giúp cha mẹ nhận biết vấn đề sớm và áp dụng biện pháp phòng ngừa.

Sử dụng phương pháp điều trị hằng ngày

1. Tổ chức môi trường. Những người mắc bệnh ADHD luôn cố gắng nhận thức môi trường xung quanh. Cách hiệu quả để bắt đầu đó là sắp xếp nhà cửa.

  • Người bị ADHD thường hay quên vị trí đồ đạc trong nhà. Bạn có thể khắc phục bằng cách phân chia đồ đạc theo từng loại riêng cất vào tủ đựng đồ, bình, kệ, móc treo.
  • Bước này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em khi được hỗ trợ bằng phòng ngủ và chỗ vui chơi được sắp xếp gọn gàng.
  • Giúp trẻ tập ngăn nắp bằng cách tạo ám hiệu màu sắc cho tủ và bình đựng đồ. Ngoài ra bạn có thể dán nhãn bằng hình ảnh hoặc từ mô tả loại đồ vật bên trong.
  • Người lớn có thể áp dụng phương pháp tổ chức sắp xếp tương tự tại nơi làm việc.

2. Giảm yếu tố phiền nhiễu. Người mắc ADHD cũng gặp khó khăn trong việc loại bổ yếu tố gây xao nhãng xung quanh môi trường. Dưới đây là một số lời khuyên giúp hạn chế sự phiền nhiễu ở nhà hoặc công sở:

  • Tắt tivi và đài phát thanh nếu không sử dụng. Cả hai thiết bị này đều có thể gây phân tâm. Điều này đặc biệt quan trọng khi bệnh nhân ADHD đang cố tập trung hoặc khi bạn đang cố gắng giao tiếp với trẻ nhỏ.
  • Điều chỉnh cường độ sáng. Ánh sáng tạo bóng đổ hoặc hình dáng bất thường khiến cho người bị ADHD phân tâm. Bạn nên điều chỉnh ánh sáng phân bố đều và thay bóng đèn chập chờn ngay lập tức. Tránh sử dụng đèn huỳnh quang vì tiếng kêu của bóng đèn có thể khiến bạn khó tập trung.
  • Tránh các mùi nồng. Những mùi đặc trưng có thể cản trở khả năng tập trung của người mắc bệnh ADHD. Không dùng bình xịt không khí nặng mùi, cũng như nước hoa và xịt khử mùi.
Xem thêm  Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa

3. Hình thành thói quen nhất định. Người bị ADHD có thể cải thiện tốt thông qua lịch trình nhất quán. Luôn thực hiện các hoạt động cùng thời gian và địa điểm mỗi ngày để có thể ghi nhớ và tập trung vào những việc quan trọng.

  • Đối với trẻ em, bạn cần sắp xếp thời gian làm bài tập và công việc nhà riêng biệt nhau. Điều này cũng hạn chế mâu thuẫn liên quan đến những vấn đề này.
  • Chia nhỏ các hoạt động thường ngày thành nhiều phần nhỏ dễ kiểm soát. Bệnh nhân ADHD không thể cán đán nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, ngay cả khi đó chỉ là những việc đơn giản có thể giải quyết dễ dàng. Ví dụ như việc sắp xếp chén đĩa có thể chia thành thứ tự từ ngăn trên, ngăn dưới, và dụng cụ ăn.
  • Ở những người trẻ mắc bệnh ADHD, lời khen và phần thưởng nhỏ sau mỗi nhiệm vụ được hoàn thành là yếu tố thúc đẩy mô hình. Ngoài ra bạn có thể dán nhãn bằng hình ảnh hoặc từ mô tả loại đồ vật bên trong. Ngoài ra, việc kỷ luật vi phạm kịp thời cũng mang lại hiệu quả tốt. Bạn cần bảo đảm rằng hậu quả của hành vi sai lệch ở mỗi lần là như nhau, và xảy ra ngay sau hành vi đó.
  • Thiết lập cấu trúc trong khi giải lao trên trường đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Bạn nên khuyến khích chúng tham gia hoạt động tổ chức thường xuyên. Một số hoạt động lý tưởng bao gồm trình diễn sân khấu hài, thể thao đồng đội, hoặc câu lạc bộ.

4. Sử dụng thời gian biểu. Việc sắp xếp thời gian biểu hoặc lịch trình khá hữu ích đối với bệnh nhân ADHD. Bạn có thể ghi chép hoạt động thường ngày, cũng như các hoạt động cụ thể như là bài tập về nhà hoặc cuộc họp công việc.

  • Thời gian biểu sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu bạn kiểm tra và cập nhật thường xuyên.
  • Bạn có thể dùng ứng dụng hoặc thời gian biểu trực tuyến có chức năng nhắc nhở bằng thông báo hoặc âm thanh để bảo đảm rằng mình không quên các cuộc hẹn hoặc công việc đã lên kế hoạch.
  • Đối với trẻ em, bạn nên nhờ giáo viên nhắc thời gian biểu hằng ngày để học sinh ghi bài tập về nhà chính xác.