Người mệt mỏi đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì? Cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi dứt điểm

Quá trình đổ mồ hôi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để giảm nhiệt độ. Nhưng ở một số trường hợp, tình trạng đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, Doctors24h sẽ giúp bạn tìm hiểu thắc mắc: Người mệt mỏi và đổ mồ hôi nhiều có thể bị bệnh gì? Cách điều trị bệnh ra nhiều mồ hôi một cách hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây nhé!

Người mệt mỏi đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?

Mồ hôi là một quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, giúp điều chỉnh nhiệt độ và loại bỏ các chất độc. Tuy nhiên, nếu tình trạng mồ hôi quá nhiều và xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo của một rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc một bệnh lý khác.

do-mo-hoi-nhieu
Mồ hôi là một quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, giúp điều chỉnh nhiệt độ và loại bỏ các chất độc

Cụ thể:

  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật gây tăng tiết mồ hôi: Đây là một bệnh lý có tính di truyền, mồ hôi thường xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu, nách và mặt. Tình trạng này càng tăng khi tâm trạng của bạn quá căng thẳng.
  • Tăng tiết mồ hôi do nhiễm trùng: Nhiễm trùng lao là nguyên nhân phổ biến nhất. Với người mắc bệnh lao, mồ hôi đổ nhiều vào chiều tối và nửa đêm, kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, sụt cân nhanh và ho dai dẳng kéo dài. Khi thấy xuất hiện các biểu hiện và triệu chứng này, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Cường giáp: Với người mắc cường giáp, các hormone tuyến giáp hoạt động quá mức, kích thích các tuyến mồ hôi dẫn đến tăng tiết mồ hôi quá mức. Nếu nhận thấy các dấu hiệu như tiết nhiều mồ hôi kèm với các triệu chứng như mất ngủ, hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, mắt lồi, thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện khám.
  • Phát hiện, thăm khám và chẩn đoán sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn, bởi nếu tình trạng cường giáp không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tim mạch và các cơ quan khác của cơ thể.
  • Hạ đường huyết: Người có tình trạng hạ đường huyết, lượng đường trong máu giảm thấp có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm, tăng bài tiết hormone adrenaline dẫn đến tăng tiết mồ hôi kèm theo tim đập nhanh. Bên cạnh đó, khi đường huyết hạ thấp, bạn có thể dễ bị chóng mặt và ngất xỉu.
  • Ung thư: Một trong những triệu chứng sớm của bệnh ung thư là tình trạng mồ hôi tiết ra nhiều bất thường, nhất là vào ban đêm. Các bệnh ung thư như ung thư máu, bệnh bạch cầu, u lympho, u tế bào crom… Tình trạng tăng tiết mồ hôi kèm theo biểu hiện mệt mỏi, sưng hạch, sốt cao và ớn lạnh thường gặp ở các bệnh lý: Ung thư máu, bệnh bạch cầu, u lympho…
  • Rối loạn nội tiết: Việc thiếu hụt hormone estrogen và testosterone ở cả nam và nữ có thể khiến cơ thể truyền thông tin sai lệch đến não, khi này não cho rằng cơ thể đang bị nóng dẫn đến cơ thể tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt.
  • Bệnh đái tháo đường: Tăng tiết mồ hôi quá mức là biến chứng gặp nhiều ở những đối tượng mắc đái tháo đường.
Xem thêm  Bệnh còi xương và chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương

Nguyên nhân cơ thể đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi nguyên phát

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát có thể do yếu tố di truyền. Nguyên nhân thường xuất phát từ sự kích thích thần kinh hoặc trạng thái tâm lý, làm tăng hoạt động của tuyến mồ hôi như:

  • Trạng thái kích thích thần kinh ở người sảng rượu, rối loạn lo âu, hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
  • Bệnh có thể xuất hiện ở thành viên trong gia đình do yếu tố di truyền. Một đột biến gây ra tình trạng này và được truyền qua các thế hệ sau.

nguyen-nhan-do-mo-hoi

Đổ mồ hôi thứ phát

Bệnh thường xuất hiện sau khi sử dụng một số loại thuốc hoặc là triệu chứng, biến chứng của một bệnh lý nào đó như:

  • Một số loại thuốc: thuốc điều trị bệnh Alzheimer, thuốc chống trầm cảm, thuốc tiểu đường (insulin và sulfonylurea), thuốc trị tăng nhãn áp (pilocarpin).
  • Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ: có thể gặp biểu hiện đỏ bừng mặt, bốc hỏa, vã mồ hôi liên tục, khó ngủ hoặc mất ngủ, thay đổi tính tính và khô âm đạo.
  • Một số bệnh lý: nhiễm trùng, đái tháo đường, béo phì, bệnh tuyến giáp như cường giáp, bệnh lao, và ung thư máu.

Phương pháp điều trị chứng đổ mồ hôi nhiều

Tiết mồ hôi là hoạt động sinh lý giúp điều hòa thân nhiệt và thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trường. Tuy nhiên, trong trường hợp đổ mồ hôi nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể điều trị bằng các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc kháng cholinergic: Giảm hoạt động của tuyến mồ hôi.
  • Thuốc an thần: Dùng cho bệnh nhân bị lo lắng, căng thẳng để giảm tiết mồ hôi.
Xem thêm  Bệnh Viêm khớp

Công nghệ điện chuyển ion:

  • Người bệnh ngâm tay hoặc chân vào nước ion hóa, được tạo ra bởi dòng điện cường độ thấp trong 10 – 20 phút. Phương pháp này giúp giảm hoạt động của tuyến mồ hôi.
  • Cần kiên trì điều trị theo từng đợt theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả.

Tiêm botox:

  • Bác sĩ sẽ tiêm độc tố botulinum được pha loãng vào dây thần kinh chi phối tuyến mồ hôi, làm cho tuyến mồ hôi ngừng hoạt động trong vài tháng.
  • Lưu ý, việc thực hiện cần được tiến hành ở cơ sở y tế uy tín để tránh biến chứng ngộ độc botulinum.
tiem-botox
Tiêm botox

Phẫu thuật:

  • Phương pháp này giúp điều trị dứt điểm triệu chứng đổ mồ hôi gây khó chịu thông qua việc loại bỏ tuyến mồ hôi dưới da.

Điều trị các bệnh lý nền:

  • Đổ mồ hôi nhiều có thể là triệu chứng thứ phát của các bệnh lý như đái tháo đường, ung thư. Do đó, việc kiểm soát tốt các bệnh này sẽ làm giảm triệu chứng đổ mồ hôi nhiều.

Cách kiểm soát tình trạng đổ nhiều mồ hôi tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng do đổ nhiều mồ hôi gây ra:

Chọn quần áo phù hợp:

  • Tránh mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc quần áo quá dày gây tăng thân nhiệt.
  • Lựa chọn quần áo với chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi như cotton, lụa, lanh.

Sử dụng phụ kiện hỗ trợ:

  • Dùng miếng lót dưới cánh tay hoặc miếng lót giày để thấm mồ hôi, hạn chế mùi cơ thể.

Chế độ ăn uống hợp lý:

  • Hạn chế thức ăn cay nóng và các thức uống như rượu bia, cà phê, trà xanh.

Tập luyện thể dục thể thao đúng cách:

  • Tập luyện tại nơi mát mẻ hoặc trong phòng có máy lạnh để tránh tăng thân nhiệt.

Giữ vệ sinh cá nhân:

  • Tắm rửa hàng ngày với sữa tắm hoặc xà phòng kháng khuẩn để hạn chế vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm.
  • Sử dụng khăn giấy hoặc khăn tay để thấm mồ hôi thường xuyên.

Áp dụng các biện pháp này giúp kiểm soát tình trạng đổ nhiều mồ hôi một cách hiệu quả và giảm thiểu các phiền toái hàng ngày.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đổ mồ hôi nhiều và những rủi ro liên quan đến bệnh lý này. Bạn có thể chia sẻ bài viết cho người thân và bạn bè của bạn để họ cũng biết thêm những thông tin hữu ích.