Vitamin và chất khoáng trong củ cải – cà rốt – khoai tây – khoai lang

Rau xanh là thứ được ưa chuộng trong quan niệm ăn uống hiện nay, chúng chứa nhiều vitamin, cellulose và nhiều loại chất khoáng là thức ăn không thể thiếu được cho sức khỏe của mọi người.

Rau xanh loại thân củ như củ cải, cà rốt, khoai lang, ngó sen, khoai tây… chứa hàm lượng chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt… tương đối nhiểu, có loại còn chứa nhiều caroten.

Rau loại thân lá như rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, tỏi xanh, cải dầu… thường chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng caroten và vitamin B2, C đứng đầu bảng trong các loại rau.

Rau loại quả như: cà chua, cà, ớt… chứa tương đối nhiều caroten và vitamin, hàm lượng chất khoáng cũng tương đối nhiều. Đậu Hà Lan, đậu ván cũng chứa tương đối nhiều vitamin B1, B2, hàm lượng axit nicotinic cao hơn các loại rau bình thường.

Phần lớn các loại nấm ăn đểu chứa vitamin D, B12 và một số nguyên tố vi lượng.

1. Củ cải

Củ cải đã được ăn từ rất lâu. Trung Quốc là quê hương của củ cải. Nước ta cũng trồng rất nhiều. Củ cải dùng để muối dưa, trộn ăn ghém, xào, nấu, kho cá… củ cải cũng được dùng để ăn sống như hoa quả. củ cải dinh dưỡng phong phú, vừa dùng để làm thức ăn, vừa dùng làm thuốc chữa bệnh.

Công dụng

Củ cải có thể cung cấp cho cơ thể nhiều loại nguyên tố vi lượng, có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống và chữa ung thư.

Dầu cải và chất xơ trong củ cải có thể thúc đẩy ruột nhu động, giúp thải chất thải ra ngoài cơ thể.

Ăn củ cải thường xuyên sẽ giảm mỡ máu, làm mềm mạch máu, ổn định huyết áp, đề phòng bệnh vành tim, bệnh xơ cứng động mạch và sỏi thận…

Củ cải là một loại thuốc đông y, có thể thanh nhiệt tiêu đờm, giải độc.

Những người cần dùng: Người bình thường đều có thể ăn được.

Lượng dùng: Mỗi bữa 50 – l00g.

Chú ý:

  • Củ cải nhiều loại, nếu ăn sống thì chỉ ăn loại nước nhiều, vị hăng cay ít. Bình thường không thích ăn lạnh thì có thể nấu chín nóng để ăn.
  • Củ cải và cà rốt tốt nhất không nên ăn cùng với nhau. Nếu phải ăn cùng với nhau thì phải cho thêm chút giấm để có lợi cho việc hấp thu chất dinh dưỡng.

Những người bị bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày mãn tính, sưng tuyến giáp trạng, dọa sảy thai, sa tử cung… nên ít ăn củ cải. Khi uống nhân sâm không nên ăn cùng với củ cải để tránh thuốc kỵ nhau, không đạt được hiệu quả của sâm.

Xem thêm  Ăn phải lông yến có độc không?

cu-cai

2. Cà rốt

Cà rốt có nguồn gốc ở Trung Á. Cà rốt có màu vàng cam, giòn mịn, nhiều nước, thơm ngọt và được nhiều người ưa chuộng. Cà rốt có nhiều công dụng cho sức khoẻ nên được mọi người gọi là “tiểu nhân sâm”.

Công dụng

Cà rốt cung cấp nhiều vitamin A, có tác dụng thúc đẩy cơ thể sinh trưởng và phát triển bình thường, duy trì các tổ chức trên da, phòng chống viêm nhiễm đường hô hấp và bảo vệ thị lực, chữa quáng gà và khô mắt…

Cà rốt có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống chữa ung thư, và có thể giảm bớt phản ứng trị liệu hoá học cho bệnh nhân ung thư, có tác dụng bảo vệ nhiều cơ quan trong cơ thể. Phụ nữ ăn nhiều cà rốt có thể giảm tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư buồng trứng.

Cà rốt chứa Ambrein kali, giúp phòng tránh xơ cứng động mạch, giảm cholesterol và có hiệu quả nhất định trong việc phòng chữa huyết áp cao.

Caroten có thể loại bỏ các nhóm tự do gây suy lão, ngoài vitamin A ra, các chất dinh dưỡng trong cà rốt như vitamin nhóm B và vitamin c có tác dụng làm đẹp da, chống lão hoá.

Mùi thơm trong cà rốt là loại dầu bốc hoả, có thể thúc đẩy tiêu hoá, có tác dụng diệt khuẩn.

Những người cần dùng: Già trẻ trai gái đều nên ăn.

Lượng dùng: Mỗi bữa 1 củ (70g).

Chú ý:

  • Caroten và vitamin A đều là chất tan trong mỡ, phải dùng dầu xào chín hoặc xào nấu cùng với thịt rồi hãy ăn thì sẽ có lợi cho việc hấp thu.
  • Không nên ăn quá liều lượng. Hấp thu quá nhiều carotenoid sẽ làm cho sắc tố da thay đổi, da sẽ biến thành màu vàng bưởi.

Cà rốt ăn uống cùng với rượu sẽ làm cho cồn cùng vối caroten vào cơ thể cùng 1 lúc, làm cho gan sinh ra độc tố dễ dẫn đến bệnh gan

ca-rot

3. Khoai tây

Khoai tây là một loại thức ăn vừa là rau xanh vừa là lương thực, là một trong 5 loại hoa màu lớn trên thế giới cùng với: thóc, mì, ngô, cao lương. Chất dinh dưỡng của khoai tây rất đầy đủ, dễ được cơ thể tiêu hoá hấp thu. ở Châu u và Châu Mỹ, khoai tây được gọi là “bánh mì thứ hai”.

Công dụng

Khoai tây là loại thức ăn nhiệt lượng thấp, có nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng, là thức ăn giảm béo rất lý tưởng.

Khoa học đã chứng minh; thức ăn chứa kali cao có thể giảm được tỷ lệ phát bệnh xuất huyết não. Cứ l00g khoai tây thì chứa tới 300mg kali. Các chuyên gia cho rằng mỗi tuần ăn 5 – 6 củ khoai tây có thể làm cho tỷ lệ phát sinh bệnh xuất huyết não giảm 40%.

Đông y cho rằng khoai tây bổ tỳ vị, bổ khí, ích thận tiêu viêm, hoạt huyết tiêu sưng, chữa tiêu hóa kém, táo bón, mệt mỏi, đau dạ dày mãn tính, đau khớp, viêm da…

Xem thêm  1 ly trà sữa bao nhiêu calo?

Khoai tây có thể hỗ trợ chữa tiêu hoá kém, là thức ăn bồi bổ cho những bệnh nhân bệnh dạ dày và bệnh tim.

Những người cần dùng:Tất cả mọi người đều ăn được, những người muốn giảm béo thì càng nên ăn.

Lượng dùng: Mỗi lần trung bình ăn 1 củ (khoảng 130g).

Chú ý:

  • Khoai tây khi ăn nên bỏ vỏ, những chỗ có mắt mầm không nên ăn để tránh bị ngộ độc.
  • Khoai tây sau khi bổ cắt dễ bị thâm do oxy hóa, đấy là hiện tượng bình thường, không gây hại gì cả.

Mọi người hay ngâm khoai tây đã thái bổ vào trong nước cho khỏi bị thâm. Nhưng chú ý không được ngâm quá lâu, nếu không sẽ bị mất đi vitamin tan trong nước.

Khoai tây lên mầm hoặc vỏ bị xanh thì không nên ăn để tránh bị ngộ độc.

khoai-tay

4. Khoai lang

Khoai lang dinh dưỡng phong phú, lại dễ tiêu hoá có thể cung cấp nhiều năng lượng cao nên nhiều nơi đã dùng khoai lang làm lương thực chính.

Công dụng

Khoai lang chứa thành phần Flavone, chất này vừa chống ung thư vừa kéo dài tuổi thọ, là một loại steroid gần giống hormon do tuyến thượng thận tiết ra. Chất này có thể hạn chế phát sinh ung thư vú và ung thư kết tràng.

Khoai lang có tác dụng bảo vệ đặc biệt đối với niêm mạc các cơ quan trong cơ thể, có thể hạn chế cholesterol lắng đọng, giữ tính đàn hồi của mạch máu, tránh cho các tổ chức liên kết trong gan thận bị suy thoái.

Khoai lang còn là một loại thức ăn giảm béo lí tưởng. Nhiệt lượng của nó chỉ bằng 1/3 gạo nhưng do nó chứa nhiều chất xơ nên có công năng đặc biệt là tránh cho đường chuyển hoá thành chất béo.

Những người cần dùng: Ngưòi bình thường đểu có thể ăn được.

Lượng dùng: Mỗi lần 1 củ (150g).

khoai-lang

Chú ý:

Khoai lang chứa một loại men hơi, sau khi ăn có khi sẽ có hiện tượng nóng ruột, ợ nước chua, đầy hơi… Chỉ cần không ăn quá nhiều trong một lần và ăn cùng với gạo, mì, hoặc ăn với thức ăn mặn hoặc uống một ít nước canh là tránh được hiện tượng này.

  • Khoai lang ăn lạnh dễ bị đau bụng ỉa chảy. Khoai lang sẽ gây chua trong dạ dày cho nên những người bị viêm loét dạ dày và đau dạ dày đã lâu không nên ăn.
  • Khoai lang hà (có vết đen) không nên ăn để tránh khỏi ngộ độc.
  • Khoai lang là loại rau củ, có nhiều tinh bột, có thể gia công thành sợi mì, nhưng trong quá trình chế biến thường phải cho thêm phèn chua.

Nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều hàm lượng nhôm trong cơ thể, bất lợi cho sức khỏe.