Nguyên nhân gây đau tai thường gặp và cách chữa trị

Đau tai là tình trạng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết đau tai dễ dàng và biện pháp phòng ngừa hiệu quả?

Đau tai là gì?

Đau tai có thể là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tai hoặc là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Mặc dù đau tai không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra sự khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Có hai loại đau tai khác nhau:

  • Đau tai nguyên phát: Cảm giác đau này xuất phát từ tai và thường do viêm nhiễm và sưng tấy các cấu trúc tai bao gồm ống tai ngoài, màng nhĩ và tai giữa.
  • Đau tai qui chiếu: Cảm giác đau lan từ bên ngoài vào tai và không phải do bệnh lý tại tai.
dau-tai
Đau tai có thể là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tai hoặc là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn

Nguyên nhân gây đau tai

Đau tai có nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là:

  • Đau tai do nhiễm trùng: Nhiễm trùng tai dẫn đến đau là nguyên nhân phổ biến. Viêm tai có thể xảy ra ở tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khi da tai bị trầy xước hoặc tổn thương, vi khuẩn và vi sinh vật khác sẽ nhanh chóng xâm nhập, gây nhiễm trùng tai.
  • Do thay đổi áp suất không khí đột ngột: Trong trường hợp này, do thay đổi áp suất đột ngột như khi đi máy bay, thang máy hoặc di chuyển từ vùng thấp lên vùng cao, có thể gây đau tai và giảm thính lực nhẹ. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột của áp suất không khí.
  • Do ráy tai tích tụ quá mức: Nếu ráy tai tích tụ quá nhiều trong tai, không chỉ làm giảm thính giác mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây đau tai. Trong những trường hợp như vậy, không nên sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ lấy ráy tai vì có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn, nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.
nguyen-nhan-dau-tai
Nguyên nhân gây đau tai
  • Do thủng màng nhĩ: Màng nhĩ có thể bị rách do chấn thương, thay đổi áp suất trong không khí hoặc nước, nhiễm trùng tai ngoài và tai trong, gây đau tai. Khi đó, người bệnh có những cơn đau tai dữ dội, xuất hiện cùng với hiện tượng chảy máu tai thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức, vì đây rất có thể là biểu hiện của thủng màng nhĩ.
  • Do các bệnh lý gây đau tai: Đau tai còn có thể có nguồn gốc từ các bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác, cụ thể như: viêm họng; viêm xoang; rối loạn thái dương hàm; viêm khớp ảnh hưởng đến xương hàm; các bệnh lý răng miệng; đau dây thần kinh số 3.
Xem thêm  Dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Dấu hiệu đau tai dễ nhận biết

Khi bị đau tai, người bệnh có thể thấy các dấu hiệu đi kèm như sưng phù hoặc tấy đỏ ở tai; chảy máu từ tai; tai có dịch hoặc mủ; viêm họng, hắt hơi, ho khan, buồn nôn; thính lực suy giảm; khó ngủ hoặc mất ngủ; cảm giác quay cuồng, choáng váng, chóng mặt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cảm thấy ù tai, đầy đứng, vướng tai; sốt nhẹ, đau nhức toàn thân; đau đầu, đau mặt, đau ở vùng thái dương, đau ở phía dưới mang tai; đau họng, đau mũi; ngạt mũi, chảy nước mũi… có thể đi kèm với tình trạng bong tróc hoặc vảy trên tai ngoài; chảy nước mắt…

dau-hieu-dau-tai
Tai có dịch hoặc mủ là một trong những dấu hiệu phổ biến thường gặp khi mắc bệnh đau tai.

Đặc biệt, tai có dịch hoặc mủ là một trong những dấu hiệu phổ biến thường gặp khi mắc bệnh đau tai.

Triệu chứng đau tai có thể tiến triển từ từ nếu do viêm tai ngoài, và cũng có trường hợp chỉ xuất hiện triệu chứng ngứa tai. Khi chạm hoặc kéo vào vùng vành tai có thể làm tăng đau đớn. Sự giảm thính lực có thể xảy ra do việc sưng của ống tai làm hẹp ống tai, làm giảm khả năng âm thanh đi vào. Các triệu chứng như ù tai, tiếng vang trong tai, cảm giác nghẽn hoặc đầy tai, chảy dịch nhầy cũng có thể xuất hiện.

Nếu đau tai do viêm tai giữa, người bệnh sẽ có biểu hiện đau ở tai (triệu chứng phổ biến nhất), tuy nhiên triệu chứng đau này ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khó nhận biết, thường thấy trẻ quấy khóc và cáu kỉnh.

Phương pháp và biện pháp điều trị

Việc điều trị cơn đau tai phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật và các biện pháp giúp giảm đau tại nhà.

1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc không kê đơn: Bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc giảm đau như Tylenol hoặc Ibuprofen. Thuốc nhỏ tai có thể được sử dụng để giúp giảm đau.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh có thể là dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị các nguyên nhân gây đau tai nghiêm trọng như viêm xoang do vi khuẩn, viêm tai ngoài nặng, viêm màng ngoài tim, viêm xương chũm, và viêm mô tế bào quanh tai. Nhiễm trùng nặng như viêm màng sụn và viêm mô tế bào có thể cần sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
  • Đối với trẻ em: Thuốc kháng sinh như amoxicillin có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai nặng hoặc kéo dài hơn vài ngày. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không cần thiết phải dùng đến thuốc kháng sinh.
Xem thêm  Cách để bệnh nhân ung thư lập kế hoạch Sống lâu - Sống khỏe - Sống chất lượng
dieu-tri-tai
Việc điều trị cơn đau tai phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau

2. Phẫu thuật

  • Phẫu thuật cho nhiễm trùng tai mãn tính: Nếu bệnh nhân được chẩn đoán đau tai do nhiễm trùng tai giữa mãn tính hoặc rối loạn chức năng ống eustachian dai dẳng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật này giúp màng nhĩ kín lại, tránh tình trạng nhiễm trùng tai giữa kéo dài và nghe kém ngày càng nặng. Phẫu thuật được chỉ định cho các bệnh nhân có lỗ thủng màng nhĩ đơn thuần và đã điều trị tai khô hết đợt nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật cho các trường hợp đặc biệt: Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định cho các trường hợp đau tai do khối u, viêm xương chũm nặng hoặc hình thành áp xe trong viêm màng sụn.

3. Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Sử dụng túi chườm lạnh hoặc khăn ướt để chườm lên bên tai bị đau khoảng 20 phút. Cả chườm lạnh và chườm nóng đều có thể giúp làm dịu các triệu chứng đau tai. Khi chườm nóng, cần chú ý nhiệt độ vừa phải, tránh sử dụng túi chườm quá nóng để tránh gây bỏng da.
  • Tư thế nằm: Khi bị đau tai, thay vì nằm thẳng, bạn hãy nằm ngửa đầu lên để giảm bớt áp lực ở tai giữa, từ đó giảm đau.
  • Vệ sinh tai: Không nên dùng tăm bông để ngoáy tai vì có thể khiến ráy tai chui vào sâu bên trong hơn, làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp có nhiều ráy tai gây đau, tốt nhất là đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện vệ sinh tai, loại bỏ ráy tai, các mảnh vụn và tế bào da chết trong điều trị viêm tai ngoài.

Cách phòng ngừa đau tai

Cách phòng ngừa đau tai bao gồm:

  • Vệ sinh tai thật kỹ. Tránh sử dụng tăm bông để lấy ráy tai. Nếu có nhiều ráy tai, hãy đến gặp bác sĩ để làm sạch an toàn;
  • Lau khô tai sau khi tắm hoặc bơi. Không nên dùng ngón tay hoặc khăn để ngoáy vào tai;
  • Bảo vệ tai khi đi máy bay để tránh chấn thương do áp suất không khí;
  • Rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mũi, mắt, miệng, tai để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp;
  • Lau sạch dịch chảy ra từ tai bằng bông gòn. Nếu dịch chảy nhiều, cần đến bệnh viện kiểm tra;
  • Định kỳ khám tai mũi họng để duy trì sức khỏe tai.

Đau tai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không nên bỏ qua vì có thể trở nên nghiêm trọng hoặc là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Hãy đến bệnh viện, thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.