Cây chùm ngây có phải là thần dược?

Chùm ngây còn được gọi với các tên khác như cây dùi trống, cây cải ngựa, cây dầu bel, cây ba đậu dại, cây thần dịu. Có tên khoa học là Moringa oleifera, thuộc họ chùm ngây là loại cây thân gỗ phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới có giá trị kinh tế cao.

Mô tả Cây chùm ngây

So với các loài cây gỗ khác, chùm ngây có chiều cao trung bình, 1 tuổi nếu không bị cắt ngọn cây có thể cao đến 5-6m với đường kính 10cm. Tuổi trưởng thành cây từ 3-4 năm, có thể đạt chiều cao lên tới 10m. Thân không có gai, óng chuốt.

Lá kép dài từ 30-60cm, màu xanh mốc, có hình lông chim, lá chét dài từ 12-20mm, hình trứng, mộc đối gồm 6-9 đôi. Cây ra hoa vào khoảng tháng 1-2, màu trắng kem, trông giống hoa đậu, có cuống, mọc thành chùy tại nách lá, có lông tơ và nhiều mật. Quả dài từ 20-40cm, rộng 2cm, dạng nang treo, gồm 3 cạnh, phần có hạt hơi gồ lên, có khía rãnh dọc theo quả. Hạt tròn màu đen bằng hạt đậu Hà Lan, có 3 cạnh.

Quả dạng nang treo dài 25-40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, hạt hơi gồ lên, có khía rảnh dọc theo quả. Hạt màu đen tròn có 3 cạnh, cỡ hạt đậu Hà Lan.

cay-chum-ngay

Đặc điểm phân bố chùm ngây

Chùm ngây có nguồn gốc hơn 4000 năm tại vùng sơn cước Hi Mã Lạp Sơn tây bắc Ấn Độ, sau này người ta trồng nhiều ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á,…

Ở Việt Nam mọc nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Thanh Hóa, đảo Phú Quốc, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang,… Thế nhưng trước đây ít ai quan tâm và cũng không biết về tác dụng của nó, mãi về sau người ta mang hạt giống về Việt Nam trồng đại trà để lấy nguyên liệu người ta mới để ý đến. Nhiều người lầm tưởng cây chùm ngây được du nhập vào nước ta.

Trồng cây chùm ngây

Cây rất dễ trồng, có thể gieo hạt, hom củ, hom cành và hầu như trồng được quanh năm. Cây ưa đất ráo nước và nhiều cát, không cần chăm sóc đặc biệt, kể cả ở vùng khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên cây lại không chịu được vùng đất ngập úng, nhiều nước có thể bị chết nếu không được tháo nước kịp thời. Thân cây rất mềm và dễ gãy nên những vùng có gió mạnh, thường xuyên có bão nên cắt ngọn để hạn chế chiều cao, đồng thời kích thích ra nhiều tán.

qua-chum-ngay

Giá trị dinh dưỡng của chùm ngây

Chùm ngây chứa các vitamin (C, A, B1, B2, B3, B5, B6, B9), khoáng chất (Canxi, Sắt, Magiê, Mangan, Phốt pho, Kali, Natri, Kẽm), chất béo, chất đạm,…

Giá trị dinh dưỡng của lá chùm ngây nhiều hơn so với các loại quả, hạt khác gấp nhiều lần, cụ thể như sau:

  • Protein gấp 2 lần sữa chua.
  • Vitamin C gấp 7 lần cam.
  • Vitamin A hơn 4 lần cà rốt.
  • Vitamin E gấp 3 lần hạnh nhân.
  • Canxi nhiều gấp 4 lần sữa.
  • Kali gấp 3 lần so với chuối.
  • Sắt gấp 3 lần rau chân vịt và quả óc chó.

Tác dụng thực sự đến đâu?

Ngay khi chùm ngây về Việt Nam, đã có nhiều lời đồn thổi về loại rau này như một loại thần dược trị bệnh nan y như ung thư, u xơ tuyến tiền liệt, tiểu đường…

Trong thực tế, chùm ngây được sử dụng như một loại rau ăn tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam thì công dụng của chúng được thổi phồng lên rất nhiều.

PGS.TS. Phùng Hòa Bình, Trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội khẳng định chùm ngây mang ý nghĩa cây dinh dưỡng nhiều hơn là một cây thuốc chữa bệnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Nghị – Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai, chùm ngây là loại cây tốt, có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng vẫn chắc chắn nó không phải là cây thuốc có tác dụng điều trị được mọi bệnh.

Xem thêm  Cây Xoan - Sầu Đâu vị thuốc chữa giun

Bác sĩ Nghị cũng khẳng đinh thêm rằng không có cây thuốc nào có đủ khả năng chữa trị mọi bệnh tật.

Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng và tác dụng hổ trợ điều trị một số bệnh là điều đã dược chúng minh.

chum-ngay

1. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Chùm ngây là cây có thể dùng tất cả các bộ phận của nó gồm: lá, vỏ cây, quả, hạt và rễ.

Lá chùm ngây:

  • Chứa hàm lượng protein cao có thể thay thế thịt, rất tốt cho người ăn chay.
  • Chứa các axit amin arginine và histidine thiết yếu cho trẻ sơ sinh, chống suy dinh dưỡng.
  • Ở phương tây người ta sử dụng lá để thêm vào salad, làm nước sốt, súp,…
  • Lá chùm ngây ở Việt Nam được dùng để nấu canh, sinh tố, trộn gỏi, ăn sống,….
  • Phổ biến nhất trên Thế Giới vẫn là dạng bột lá chùm ngây.
  • Hoa chùm ngây được dùng làm rau hoặc pha trà bởi chúng giàu dinh dưỡng và mật.

Quả chùm ngây so với lá ít các vitamin, khoáng chất hơn, nhưng giàu vitamin C hơn. Trong 100 gram quả chùm ngây tươi chứa 157% nhu cầu vitamin C hàng ngày của một người.

Hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng hoặc dùng chiết xuất dầu chùm ngây bằng công nghệ ép lạnh để nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Trái chùm ngây non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây.

Rễ chùm ngây non có thể ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.

2. Bảo vệ gan

Chùm ngây chứa các chất làm giảm tổn thưởng gan do thuốc chống lao, kích thích quá trình hồi phục gan.

3. Hỗ trợ điều trị rối loạn dạ dày

Chùm ngây có tính kháng acid, kháng histamin, kháng khuẩn nên rất hiệu giúp điều trị các rối loạn ở bụng như: Táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày và viêm đại tràng loét.

4. Chống viêm, kháng khuẩn

Chùm ngây có tính chống viên, kháng khuẩn, kháng nấm nên được ứng dụng vào mục đích bảo quản thực phẩm.

5. Phòng ngừa ung thư

Tác dụng của cây chùm ngây trong phòng ngừa ung thư là do chứa 46 loại chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

la-chum-ngay

6. Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Chùm ngây giúp thay đổi các monoamines não như norepinephrine, serotonin và dopamine, giúp bảo vệ, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

7. Cải thiện sức khoẻ xương

Chùm ngây chứa khoáng chất thiết yếu như canxi và phốt pho có lợi cho việc phòng ngừa loãng xương, xương chắc khỏe. Đồng thời nhờ tính chất chống viêm, giảm đau giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, gãy xương.

8. Tăng khả năng miễn dịch

Chùm ngây kích thích hệ thống miễn dịch bằng các tác động tích cực như: Tăng tổng số bạch cầu, kháng thể,… Chùm ngây là loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là người đau yếu, bệnh tật.

9. Ức chế hệ miễn dịch

Hạt chùm ngây có đặc tính ức chế miễn dịch, phục vụ cho các trường hợp điều trị cấy ghép nội tạng, các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. Chúng giúp ức chế miễn dịch giúp các cơ quan mới được ghép an toàn trong cơ thể.

10. Bảo vệ hệ tim mạch

Chùm ngây chứa các chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa tổn thương cơ tim, duy trì một trái tim khỏe mạnh.

11. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Chùm ngây có tác dụng giảm lượng đường trong máu, nước tiểu, cải thiện rõ rệt nồng độ hemoglobin và tổng hàm lượng protein ở người tiểu đường.

12. Hỗ trợ điều trị hen

Nhờ tác dụng của cây chùm ngây trong việc chống viêm, chống dị ứng, giảm co thắt giúp giảm các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản, viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ.

13. Phòng sỏi thận, sỏi bàng quang

Các chất trong chùm ngây có tác dụng chống mất nước và làm giảm đáng kể oxalat trong nước tiểu. Điều này giúp chống lại sự hình thành sỏi trong thận, bàng quang.

Xem thêm  Cải ngọt

hoa-chum-ngay

14. Bảo vệ thận

Chùm ngây có tính chống oxy hóa cao, hấp thụ, loại bỏ kim loại nặng, chất độc hại giúp giảm tổn thương, bảo vệ thận.

15. Hồi phục vết thương

Lá chùm ngây giúp vết thương nhanh đóng vảy, giảm sẹo và nhanh lành hơn.

16. Điều hòa huyết áp

Chùm ngây giúp điều hòa duy trì mức độ tối ưu của huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm lượng mỡ trong gan, thận và huyết thanh tăng cao.

17. Cải thiện sức khoẻ mắt

Nhờ giàu các chất chống oxy hóa mà chùm ngây rất có lợi trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt. Chúng cũng ức chế sự dày lên của màng mao mạch và ngăn ngừa rối loạn chức năng võng mạc.

18. Ngừa thai

Chất chiết xuất từ chùm ngây chứa alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen, có tác dụng ngăn ngừa thụ tinh, giúp ngừa thai.

19. Bổ máu

Chùm ngây có lợi trong việc điều trị bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

20. Chăm sóc da và tóc

Dầu chùm ngây giúp ngăn ngừa lão hóa da, giảm nếp nhăn, vết nâu, bảo vệ da, tóc khỏi các tác động của tia cực tím, kích thích mọc tóc,…

21. Làm sạch nước

Hạt chùm ngây được sử dụng trong các hệ thống lọc nước tự nhiên. Hạt của nó hoạt động như một chất kết tụ, giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm và tảo gây hại.

  • Cách chế biến rau chùm ngây hiệu quả
  • Làm rau sống: Dùng làm rau sống như rau xà lách
  • Nấu canh: Nấu cùng thịt bò, lợn, tôm, nấm hoặc nấu suông tùy thích.
  • Làm các món ăn: Có thể làm món xào thịt các loại, làm gỏi, sấy khô nghiền bột làm bánh,…
  • Làm nước sinh tố: Dùng máy xay sinh tốt, pha cùng đường hặc sữa uống rất ngon và bổ dưỡng

canh-chum-ngay

Những lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây

Sử dụng và sấy cây chùm ngây lúc cây còn tươi: Nên sử dụng lá thật tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây, lá non ăn mềm hơn lá già nhưng hăng hơn và kém bùi hơn lá già. Nếu bảo quản tủ lạnh không nên để lâu, và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già và mất chất dinh dưỡng. Nếu nhiều lá không dùng hết ngay thì nên phơi khô trong bóng râm, nơi thoáng gió, sau đó xay thành bột khô, trộn với bột gạo, đỗ… Nấu cho trẻ ăn. Cây chùm ngây sau khi thu hái khỏi cành chỉ nên áp dụng công nghệ sấy lạnh, phơi khô trước 12 giờ. Không nên ăn quá nhiều chùm ngây: Vì loại cây này rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi có trong lá khá cao, nên nếu ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến thừa vitamin C, thừa canxi, không có lợi cho sức khỏe.

Phụ nữ đang mang thai không được ăn chùm ngây: Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế, người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Hạn chế ăn chùm ngây vào buổi tối và tránh ăn quá nhiều: Vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, vì thế không nên ăn rau chùm ngây buổi tối để tránh bị mất ngủ, trằn trọc. Cho gia vị vừa phải: Thường khi nấu canh hay chế biến các món ăn khác với chùm ngày chỉ cần nêm một chút muối và hạt nêm. Muốn giữ vitamin thì nên đun canh, cháo, bột sôi chín thì cho lá chùm ngây xay nhỏ vào. Nếu là lá non thì sôi lại là được, nếu lá già hơn thì phải đun lâu 1 chút.