Các thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dịch và thức ăn từ dạ dày lên thực quản là một hiện tượng sinh lý bình thường. Ở đa số mọi người, hiện tượng này xuất hiện tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, đặc biệt sau bữa ăn và không tạo nên hậu quả gì. Khi hiện tượng này gây nên các triệu chứng hoặc tổn thương niêm mạc thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD – gastroesophageal reflux disease). Dưới đây là tổng hợp các nhóm thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

thuoc-trao-nguoc-da-day

Các nhóm thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Antacid: Có thể làm giảm triệu chứng trong một số trường hợp bệnh nhẹ. Loại antacid mà trong thành phần có chứa acid algenic được coi là làm giảm triệu chứng tốt hơn và gần đây, dựa trên kết quả nghiên cứu, người ta khuyên có thể dùng phối hợp với PPI để tăng thêm hiệu quả điều trị.

Sucralfat: Thuốc có thể giúp bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi sự tấn công của acid và pepsin tuy nhiên ít được chỉ định trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản này được sử dụng cho bệnh nhân có thai, liều lượng 1 gam x 4 lần/ngày. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tình trạng táo bón.

Xem thêm  Cải cúc

Các thuốc prokinetic (tăng co bóp thực quản) như metoclopramide, domperidone, itopride, mosapride có tác dụng làm tăng co bóp của thực quản và tăng trương lực của cơ thắt thực quản dưới.

Thuốc ức chế thụ thể H2: Nhóm thuốc có hiệu quả khá rõ, các triệu chứng giảm nhanh và tỉ lệ lành loét lên tới 60% sau 12 tuần điều trị. Nhóm thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản này an toàn và ít có tác dụng phụ, tuy nhiên chỉ nên dùng với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc để điều trị duy trì.

Thuốc ức chế bơm proton: Các PPI ức chế bài tiết dịch vị cả ban ngày, ban đêm và dịch vị kích thích. Thuốc thường được chỉ định sử dụng trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. 5 loại thuốc PPI ở Việt Nam là omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, esomeprazole… là những thuốc ức chế bài tiết acid tốt, tác dụng vượt trội so với các thuốc ức chế H2. Hiệu quả điều trị GERD của PPI có thể thấy rõ trên các mặt sau:

Tác dụng lên pH của dạ dày PPI nâng pH dạ dày trên 4, trung bình từ 15-21 giờ/ngày. Tác dụng lên triệu chứng: làm giảm và mất triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tác dụng đối với viêm thực quản: các PPI đều cho kết quả liền viêm do trào ngược rất tốt. Thuốc tác dụng lên cơ thắt thực quản dưới: các thuốc tác dụng lên cơ thắt thực quản dưới thường được sử dụng là baclofen 10mg x 2 lần/ngày, lesogaberan liều dùng 60mg-240mg/ngày chia 2 lần. Đây được coi là một khuynh hướng mới trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Xem thêm  Cà dại hoa tím dùng lợi tiểu và giảm ho cảm sốt

trao-nguoc-da-day

Phối hợp các nhóm thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Các nhóm thuốc trên có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các liều khác nhau. Khuyến cáo hiện nay đối với GERD chủ yếu là sử dụng PPI. Tùy theo tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị được sử dụng từ thấp đến cao mà đầu tiên cần phải thay đổi lối sống của các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như phương pháp đông y, phương pháp phẫu thuật. Và đặc biệt người bệnh nên thay đổi lối sống theo hướng tích cực, thường xuyên tập luyện thể lực, hạn chế rượu, bia và các chất kích thích… nhằm hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.