Đậu và sản phẩm đậu là thức ăn duy nhất trong thức ăn thực vật có protein (đạm) cao, lipit (chất béo) thấp, có thể ngon như thức ăn động vật, dinh dưỡng tương đối toàn diện, hàm lượng tương đối phong phú, là thức ăn bồi dưỡng rất lý tưởng.
Thức ăn là các loại đậu cũng chứa nhiều vitamin và chất khoáng, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng sự thèm ăn, nâng cao sức khoẻ và là một loại thức ăn giảm béo rất tốt.
Sản phẩm sữa là sữa động vật có vú tiết ra, dùng để nuôi thế hệ sau, vì vậy bất kể là sữa người hay sữa động vật thì hầu như đều chứa toàn bộ chất dinh dưỡng cần cho hoạt động sinh vật. Vitamin tan trong mỡ trong sữa chứa toàn bộ chất dinh dưỡng cần cho hoạt động sinh vật. Vitamin tan trong ỏ trong sữa chủ yếu là vitamin A, D và lactose có thể thúc đẩy việc hấp thu canxi, có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của xương.
Đậu tương (sản phẩm lên men của dậu)
Đậu tương vừa dùng để ăn, vừa dùng làm dầu rán. Do giá trị dinh dưỡng của nó cao cho nên được gọi là “vua của các loại đậu” là thức ăn được các nhà dinh dưỡng tôn sùng nhất trong các loại thức ăn thiên nhiên. Đậu tương, đậu xanh non, đậu đen còn gọi là đậu.
Sản phẩm đậu lên men gồm có đậu xị, tương và các loại sữa đậu… tất cả đều do đậu hoặc sản phẩm đậu lên men mà thành. Đậu và sản phẩm đậu sau khi có tác dụng của vi sinh vật, khử các chất ảnh hưởng đến dinh dưỡng đi thì sẽ có mùi thơm, vì thế mà dễ được cơ thể tiêu hoá hấp thu, quan trọng hơn nữa là làm tăng hàm lượng vitamin B12.
* Công dụng:
Nguyên tố vi lượng crom trong đậu tương có tác dụng tham gia điều chỉnh quá trình chuyển hóa đường, đồng thời còn thúc đẩy bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể, tránh cho đường huyết lên cao. Vì vậy, đậu tương là thức ăn lý tưởng cho bệnh nhân bệnh tiểu đường.
Trong đậu tương có chứa nhiều thành phần chống ung thư như: Molypden, selen, kẽm… có tác dụng hạn chế chống ung thư như: tiền liệt tuyến, da, ruột, thực quản. Đây chính là nguyên nhân ít bị ung thư ỏ những người ăn đậu thường xuyên.
Trong đậu tương còn chứa nhiều nguyên tố canxi, phốt pho, kali và bo, có thể phòng chữa loãng xương ở thời kỳ tiền mãn kinh.
Ăn đậu tương có thể bổ sung vitamin nhóm B, lưu huỳnh, rất tốt cho những người da khô, tóc khô, có thể nâng cao quá trình chuyển hoá cho da, thúc đẩy cơ thể thải độc. Saponin trong đậu tương có thể giảm công năng hấp thu chất béo, thúc đẩy chuyển hóa chất béo. Cellulose (chất xơ) trong đậu tương có thể thúc đẩy thức ăn đi qua ruột nhanh, những người muốn giảm béo ăn nhiều đậu tương một chút nhất định sẽ đạt được mục đích giảm cân.
Đậu non dùng để ăn, có tác dụng bổ gan dưỡng vị, bồi bổ sức khỏe.
Đậu đen có hàm lượng protein cao nhất, chứa nhiều canxi, phốt pho, bo. Có tác dụng làm cho gân xương phát triển, làm đẹp da, sáng mắt, tóc đen, kéo dài tuổi thọ.
* Những người cần dùng:
Người bình thường đều có thể ăn được. Là thức ăn lý tưởng cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, bệnh nhân bệnh tiểu đường và bệnh nhân bệnh tim. Cũng là thức ăn phù hợp cho người giảm béo và những người làm việc đầu óc căng thẳng.
* Lượng dùng: Mỗi ngày 40g.
* Chú ý:
- Do đậu sống có chứa men chống tripsin và men đông máu cho nên không nên ăn đậu sống, giá đậu tương sống cũng không nên ăn.
- Những người bị bệnh gan, thận, gút, viêm loét đường tiêu hoá, xơ cứng động mạch và iốt thấp không nên ăn (kiêng ăn).
- Trẻ nhỏ ăn sữa đậu lâu dài thì sau khi trưởng thành hệ số nguy cơ mắc bệnh về hệ thống sinh dục và tuyến giáp trong sẽ lớn hơn. Theo nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn của Hoa Kì thì phản ứng của trẻ nhỏ về hormon sinh dục cái thực vật trong đậu hoàn toàn khác với người lớn. Cho nên không cho trẻ nhỏ uống nhiều sữa đậu.
Đỗ răng ngựa (đậu tằm)
Đỗ răng ngựa có thể xào, trộn nộm, có thể chế biến thành các món ăn nhẹ, là một loại thức ăn của mọi người. Đỗ răng ngựa chứa nhiều canxi, kali, magie, vitamin c và tương đối đầy đủ các loại axit amin.
* Công dụng:
Trong đỗ răng ngựa có chứa thành phần quan trọng để điều tiết não và tổ chức thần kinh như canxi, kẽm, mangan… và chứa nhiều choline, có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ. Những người đang phải thi cử hoặc làm việc đầu óc ăn đỗ răng ngựa sẽ có hiệu quả nhất định.
Vitamin C trong đỗ răng ngựa có tác dụng hạn chế xơ cứng động mạch, cellulose sẽ giảm cholesterol, thúc đẩy đường ruột nhu động.
Y học hiện nay còn cho rằng: đỗ răng ngựa cũng là một loại thức ăn chống ung thư.
Đông y cho rằng đỗ răng ngựa bổ khí bổ tỳ, lợi tiểu tiêu phù.
* Những người dùng thích hợp:
Tất cả mọi người đều có thể ăn được.
* Lượng dùng: Mỗi lần 30g.
* Chú ý:
- Đỗ răng ngựa không ăn sống được, phải ngâm nước nhiều lần hoặc luộc qua nước sôi rồi mới tiến hành nấu nướng. Không nên ăn nhiều để tránh đầy bụng hại tỳ vị.
- Đỗ răng ngựa có chất gây dị ứng, những người có cơ địa dị ứng ăn đỗ răng ngựa sẽ bị dị ứng ở những mức độ khác nhau. Đó là vị trong cơ thể họ thiếu một số loại men nào đó, đó là do di truyền. Cho nên những người đã bị dị ứng đỗ răng ngựa thì không nên.
Đỗ xanh
Đỗ xanh là thức ăn truyền thống của nhân dân ta. Các loại vitamin và chất khoáng canxi, phốt pho, sắt trong đậu xanh nhiều hơn trong gạo. Vì vậy nó không chỉ làm thức ăn mà còn có thể chữa bệnh.
Trong những ngày hè oi bức, bát cháo đỗ xanh giải nhiệt rất tốt cho mọi người.
* Công dụng:
Đỗ xanh mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Những người làm việc trong mùa hè hoặc trong môi trường nhiệt độ cao ra nhiều mồ hôi, mất nhiều nước, nhiều kali, cân bằng chất điện giải trong cơ thể bị phá hoại nên dùng chè cháo đỗ xanh để cân bằng, đây cũng là phương pháp tốt nhất để thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu bổ sung nước và chất khoáng. Như vậy sẽ giữ được cân bằng chất điện giải trong nước.
Đỗ xanh còn có tác dụng giải độc. Trong trường hợp bị ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc chì, say rượu hoặc uống nhầm thuốc trước khi mang đi bệnh viện cấp cứu có thể cho uống một bát nước (chè) đỗ xanh để cấp cứu tại chỗ.
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại hoặc tiếp xúc với chất độc phải ăn đỗ xanh thường xuyên để giải độc bảo vệ sức khoẻ.
Canxi, phốt pho trong đỗ xanh có thể bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thể lực.
* Những người dùng thích hợp:
Già trẻ đều nên ăn quanh năm.
* Lượng dùng: Mỗi lần 40g.
* Chú ý:
- Đỗ xanh không nên nấu quá nhừ để tránh phá hoại axit hữu cơ và vi^amin, giảm tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
- Đỗ xanh tính lạnh, người tỳ vị yếu không nên ăn nhiều. Khi uống thuốc nhất là thuốc bổ không nên ăn đỗ xanh để tránh mất công dụng của thuốc.
- Đỗ xanh chưa chín nhừ có mùi tanh, ăn vào dễ bị nôn.