SKĐS – Rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ liên quan đến hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh (REM).
Rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ liên quan đến hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh (REM). Người mắc chứng bệnh này thường la hét, nghiến răng, có những hành động bạo lực như đấm đá trong giấc ngủ REM. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Rất hiếm thấy ở phụ nữ và trẻ em.
RLHV giấc ngủ REM là gì?
Giấc ngủ REM là một giai đoạn của chu kỳ ngủ, thường xảy ra từ 1,5 – 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Các nghiên cứu thống nhất chia giấc ngủ làm 2 giai đoạn gồm NREM (non rapid eye movement) và REM (rapid eye movement – Cử động mắt nhanh). Khi giấc ngủ đạt tới trạng thái REM, mắt của ta di chuyển nhanh, liên tục có những giấc mơ. Trong giai đoạn REM của giấc ngủ, cơ thể tạm thời ở trạng thái tê liệt cơ. Ở những người có RLHV giấc ngủ REM (RBD), những tê liệt này không đầy đủ hoặc có thể vắng mặt hoàn toàn, vì vậy, người đó thực hiện những giấc mơ của họ, đôi khi bằng những cách đầy kịch tính hoặc bạo lực.
Việc thiếu tạm thời sự tê liệt cơ khiến cho người mắc RBD trở nên bị kích động về thể chất – người đó có thể nói chuyện, hét lên, vung mạnh tay chân đánh, đánh nhau trong lúc ngủ.
Trong một số trường hợp, người mắc RBD có thể làm bị thương bản thân hoặc người cùng chung giường. Hành vi bạo lực thể chất gia tăng khả năng hơn nếu người đó đang có một giấc mơ bạo lực hoặc ác mộng.
Nguyên nhân RLHV giấc ngủ REM
Nguyên nhân trực tiếp gây RBD chưa rõ ràng, nhưng chắc chắn những người mắc RBD sau đó có thể có tiến triển nghiêm trọng hơn các vấn đề nhận thức và thần kinh.
Các nhà thần kinh học đã phát hiện ra rằng RBD phổ biến ở những bệnh nhân có các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, teo đa hệ thống (MSA), bệnh thể Lewy lan tỏa… Những người bị chứng ngủ rũ cũng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi RBD.
RBD có thể là tiền thân của một số bệnh thoái hoá cơ tim. Một nghiên cứu cho thấy 38% bệnh nhân bị RBD phát triển các triệu chứng của bệnh Parkinson khoảng 12 – 13 năm sau đó.
RBD có liên quan đến sự thờ ơ, điểm số chú ý thấp, có các vấn đề nhận thức, các vấn đề về chức năng điều hành và lo lắng.
Nó cũng có thể là một phản ứng bất lợi đối với một số loại thuốc và nó có thể xảy ra trong quá trình cai nghiện nghiêm ngặt. Những người nghiện rượu đột ngột thiếu rượu có thể gặp RBD.
Các nghiên cứu cho thấy thuốc chống trầm cảm kích hoạt rối loạn hành vi giấc ngủ REM trong khoảng 6% người dùng. Bằng chứng khoa học cũng chỉ ra có mối liên kết RBD với rối loạn stress sau chấn thương và có thể xuất hiện ở những người gần đây đã trải qua chấn thương.
RBD có thể xảy ra cùng với các rối loạn khác như buồn ngủ ban ngày, ngưng thở khi ngủ, rối loạn vận chuyển chân tay định kỳ và chứng ngủ rũ.
Làm thế nào để chẩn đoán?
Một số rối loạn giấc ngủ khác có thể bị nhầm lẫn với RBD. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được quan sát suốt đêm. Hoạt động của não và cơ sẽ được theo dõi trong suốt các chu kỳ ngủ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Vì RBD có thể là tiền thân của các rối loạn thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như chứng sa sút trí tuệ và bệnh Parkinson, nên hỏi chuyên gia về thần kinh nếu một người các triệu chứng của RBD. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson có thể không xuất hiện trong hơn 10 năm sau khi bắt đầu điều trị RBD, bệnh nhân nên đi khám thường xuyên.
Theo thời gian, các hành vi, hoạt động liên quan đến RBD có thể trở nên nặng nề hơn, bạo lực hơn, vì vậy, điều quan trọng phải đi khám bệnh và được điều trị sớm.
Vài cách bệnh nhân và người ngủ cùng giường an toàn:
- Sử dụng nệm trên sàn nhà hoặc đặt các nệm quanh giường.
- Xem xét việc lắp ráp giường không nên cao quá.
- Nếu ngủ giường tầng, nên ngủ ở tầng trệt.
- Loại bỏ đồ đạc và vật sắc nhọn ra khỏi giường.
- Loại bỏ các vật thể nguy hiểm tiềm ẩn khỏi phòng ngủ.
BS. Trịnh Thanh Hoài