Uống cafe có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Uống cafe giảm nguy cơ tiểu đường

Nếu bạn uống cafe hàng ngày, đặc biệt là loại cafe đã được lọc hết cafein, nguy cơ bị tiểu đường sẽ giảm đi đáng kể. Có mối quan hệ giữa tuổi, cân nặng, với thành phần cafein đối với bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu được tiến hành trên những người không bị đái tháo đường hay bệnh lý tim mạch.

Nghiên cứu này đã chia các nhóm theo tỉ lệ cafe họ uống hàng ngày: không uống, uống ít hơn 1 cốc, từ 1-3 cốc, 4-5 cốc hay hơn 6 cốc/ngày. Cho đến khi cuộc nghiên cứu kết thúc, đã có 1.418 phụ nữ được chẩn đoán là bị đái tháo đường.

Số phụ nữ uống cafe nhiều nhất bị bệnh tiểu đường ít hơn nhóm không uống cafe là 22% trong khi tuổi tác và cân nặng của cả nhóm là rất ổn định. Kết quả phân tích còn cho thấy, tỷ lệ này có liên quan rất chặt chẽ với cafe được lọc bỏ cafein hay không.

Điều này cho thấy thành phần của cafe có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dẫn tới căn bệnh tiểu đường.

Mặc dù sự ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất là luyện tập và ăn kiêng nhưng phát hiện mới về sự liên quan giữa lượng cafe với tỷ lệ tiểu đường ở người lớn này được xem là có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Uống cafe có cafein được chứng minh là giảm thiểu được sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2 tới 60% so với những người không uống. Thậm chí những người đã bỏ thói quen uống cafe cũng giảm được nguy cơ bị tiểu đường so với những người chưa bao giờ uống.

Một báo cáo năm 2004 đã cho thấy những người uống 3 – 4 cốc cafe/ngày sẽ giảm được 30% nguy cơ bị tiểu đường và tới 79% nếu uống trên 10 cốc/ngày.

Không chỉ thế, cả 15 nghiên cứu trong những năm gần đây với hơn 200.000 đối tượng tham gia đã cho cùng một “đáp án”: Những người uống nhiều cafe nhất có nguy cơ bị tiểu đường thấp nhất.

cafe

Cafe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Việc hấp thụ cafein trong cafe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào loại cafe chúng ta uống. Cà phê tan có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường, trong khi đó thì cafe phin lại không có tác dụng nhiều lắm trong việc ngăn ngừa bệnh.

Những nghiên cứu về những thành phần có trong cafe sẽ giúp chúng ta lựa chọn loại cafe có tác dụng tốt nhất đối với sức khỏe.

Ai không nên ăn nhiều… trái cây?

Rau quả rất tố cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều trái cây sẽ làm hàm lượng đường glucose trong máu tăng cao, điều đặc biệt nguy hiểm cho các bệnh nhân đái tháo đường.

Theo các chuyên gia, glucose máu tăng vọt sẽ đi cùng nguy cơ mắc bệnh tim từ 2 – 4 lần và gấp đôi khả năng đột tử do nhồi máu cơ tim. Các loại trái cây có lượng glucose cao: chôm chôm, dưa hấu, chuối chín…

Tiểu đường – có cần kiêng đồ ngọt tuyệt đối?

Khi trẻ bị tiểu đường, nhiều người thường tìm cách tránh cho con ăn đồ ngọt. Nhưng thực ra, bệnh nhân đái tháo đường vẫn cần một chế độ ăn đầy đủ đường, đạm, chất béo đủ cho cơ thể phát triển.

Khi bị đái đường, nếu được phát hiện bệnh sớm, chích insulin đầy đủ và có chế độ ăn nông hợp lý, trẻ mắc bệnh đái đường vẫn có thể phát triển như những đứa trẻ bình thường khác. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ tiểu đường ở trẻ em.

Xem thêm  Người bị ung thư có nên ăn yến sào không?

Trẻ em bị đái đường không thể kiêng khem khắt khe như ở người lớn vì bé vẫn cần cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động và cho cơ thể phát triển. Vì vậy, thông thường trẻ bị đái đường vẫn có chế độ ăn bình thường như những đứa trẻ khác. Chỉ có điều, nên hạn chế (không phải là cấm dùng tuyệt đối) cho trẻ ăn đồ ngọt, hạn chế tinh bột, và hạn chế dùng mỡ động vật.

Nếu kiêng tuyệt đối, trẻ sẽ bị còi cọc không phát triển được. Chế độ ăn tốt nhất là cân bằng các chất đạm, đường, béo và dĩ nhiên, nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh.

Trẻ bị đái đường nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Trong khi đó, ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn.

tieuduong

Lạc phòng ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường

Do có hàm lượng acid béo cao nên lạc từng bị coi là một thực phẩm không tốt, có thể gây béo phì và tiểu đường. Nhưng thực ra, các nhà khoa học đã kết luận, chính acid béo và các chất khác trong lạc đã làm hàm lượng cholesterol trong máu trở về mức vừa phải.

Lạc giúp phòng ngừa bệnh tim mạch: Theo các nhà khoa học, arginine trong lạc có tác dụng tích cực trong phòng và điều trị các bệnh tim mạch. Trong tương lai, arginine có thể sẽ được sử dụng như một “vũ khí” hữu hiệu giúp phòng và chữa bệnh tim mạch.

Ngoài ra, arginine cũng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất oxit nitơ (NO) – một chất đóng vai trò quan trọng trong việc huy động khả năng đề kháng của hệ miễn dịch, thông ạua tăng cường sản xuất các đại thực bào.

Người ta tin rằng, tình trạng thiếu NO khiến một số người trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn. Các nhà khoa học đã chứng minh, có sự liên hệ giữa nhiễm trùng và nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Vì vậy, có thể đây cũng là một trong những khả năng tích cực của lạc với căn bệnh tim mạch.

Ăn lạc giúp ngăn chặn được bệnh đái tháo đường

Phụ nữ ăn lạc ít nhất 5 lần mỗi tuần làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tới 20% so với những người ăn ít hoặc không ăn lạc và sản phẩm chế biến từ lạc. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cũng đúng với cả nam giới. Trong lạc có sắt và magie, giúp cân bằng lượng insulin và glucose trong cơ thể, phòng đái tháo đường.

Chúng ta nên ăn lạc thay vì ăn các loại hạt đã được tinh chế bởi lạc rất tốt cho cơ thể, giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải ngừng ăn các loại thức ăn khác và chỉ ăn lạc, trái lại cần phải biết điều hòa thì mới mong có được một cơ thể khỏe mạnh và không bệnh tật.

Một nghiên cứu mới đây cho biết, bơ lạc rất có lợi cho tim, vì chúng sẽ thay thế cho những lipid có hại và những lipid chưa bão hòa. Ngoài ra, nó còn cung cấp chất dinh dưỡng bổ ích cho máu. Bơ lạc chứa lượng vitamin E cao như tất cả các loại đậu sống khác, thành phần dầu chủ yếu trong bơ lạc cũng có tác dụng tốt vì giữ được hàm lượng vitamin. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng: khi được rang lên, lạc sẽ mất đi một lượng vitamin E. Nhưng với bơ lạc, lượng vitamin này lại được xay nhuyễn, còn những lượng bị mất đi sẽ được bổ sung bằng những chất ổn định và những thành phần khác trong lúc được sản xuất.

Xem thêm  Uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất?

Tuy nhiên, trong lạc mốc có chứa độc chất có thể gây ung thư. Vì vậy, cần chú ý lựa chọn lạc và các sản phẩm chế biến từ lạc để tránh ăn phải lạc mốc.

an-lac-chua-tieu-duong

Bị tiểu đường nên bổ sung vitamin c

Khi điều trị cho bệnh nhân tiểu đường type 1 bằng insulin và vitamin c hay thuốc giảm huyết áp Telmisartan thì các gốc tự do giảm rõ rệt. Điều này cũng đồng nghĩa sẽ giảm thiểu được một số biến chứng của bệnh tiểu đường.

Thuốc giảm huyết áp Telmisartan cũng có tác dụng tương tự vitamin c và được xem là loại thuốc thay thế an toàn hơn các loại thuốc dành cho bệnh nhân tiểu đường hiện nay.

Cả 2 đều có thể ngăn chặn sự tàn phá các tế bào trong cơ thể của các gốc tự do mà rất phổ biến và phát triển trong cơ thể của người bệnh. Vitamin c sẽ trung hòa các gốc tự do, trong khi thuốc giảm huyết áp Telmisartan lại kích thích sự dịch chuyển của các phân tử trong các tế bào.

Những người bị tiểu đường thường có mức đường huyết cao và đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mitochondria (vi năng tử của tế bào, có khả năng làm nóng tế bào). Đường trong máu khi ở mức cao sẽ kích thích các mitochondria sản xuất ra nhiều gốc tự do, gây hại cho cơ thể. Điều này cho thấy các gốc tự do sẽ liên tục được tái tạo trong cơ thể người mắc bệnh tiểu đường và gây ra các biến chứng ở chân (tắc các vi mạch gây hoại tử dần dần), bệnh tim hay mù lòa.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng các bệnh nhân không nên vội vã uống bổ sung ngay vitamin c trước khi có những nghiên cứu sâu rộng hơn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

vitamin-c-tieu-duong

Mật ong có tốt hơn đường không?

Mật ong rất giống đường vì vậy sẽ không thực sự tốt nếu người mắc bệnh tiểu đường dùng nó để thay thế cho đường.

Không giống như đường, mật ong cmig cấp một số khoáng chất nhưng chỉ một lượng rất nhỏ. Không những thế, mật ong còn ngọt hơn cả đường cát. Vậy nên bạn chỉ cần dùng một chút mật ong thay cho một lượng đường đáng kể trong một số trường hợp.

Mật ong cũng nhiều tinh bột và năng lượng hơn so với đường cát và tất nhiên là mức độ cũng không đáng kể. Vậy nên, nếu bạn thích hương vị của mật ong thì bạn có thể dùng chúng với liều lượng ít hơn so với đường.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường tập trung vào các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể ăn đồ ngọt. Chìa khóa của vấn đề chính là sự điều độ. Tức là nếu trước đây cho rằng chỉ cần một lần ăn mật ong, kẹo hay một đồ ăn ngọt nào đó sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn và ở mức cao hơn so với khi ăn các loại rau quả hay các thực phẩm chứa tinh bột thì ngày nay điều này không còn đúng nữa nếu bạn ăn uống điều độ và cân bằng với các thực phẩm khác. Mặc dù các loại đồ ngọt có thể ảnh hưởng tới mức đường huyết rất khác nhau nhưng tổng lượng tinh bột nạp vào cơ thể mới là đáng kể và quan trọng nhất.

Tất nhiên, các thực phẩm ngọt chỉ nên chiếm một phần rất nhỏ trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh tiểu đường. Kẹo bánh và các đồ ngọt khác rất ít giá trị dinh dưỡng và thường nhiều chất béo và năng lượng. Bạn có thể vô tình nạp nhiều năng lượng mà không hề có các vi chất như các loại thực phẩm khác khi ăn các thực phẩm ngọt.