Đau tức ngực: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chữa trị

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác đau tức ngực ít nhất một vài lần trong đời. Đôi khi, cơn đau chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, nhưng có những lúc, nó lại dữ dội, kéo dài, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở. Vậy nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị đau ngực là gì? Tất cả sẽ được trình bày chi tiết trong phần nội dung dưới đây.

Đau tức ngực là gì?

Đau tức ngực là một dấu hiệu phổ biến trong các vấn đề về tim mạch. Bệnh nhân thường cảm thấy đau như cảm giác nặng, áp lực, bóp nghẹt hoặc nhức nhối ở vùng ngực trên. Triệu chứng này có thể kéo dài trong vài phút hoặc xuất hiện đột ngột và mạnh.

dau-tuc-nguc
Đau tức ngực là một dấu hiệu phổ biến trong các vấn đề về tim mạch

Nguyên nhân đau tức ngực

Ngực là vùng chứa nhiều cơ quan quan trọng, vì vậy bất kỳ tổn thương nào ở bên trong cũng có thể gây ra cảm giác đau tức ngực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phổ biến nhất là:

  • Bệnh đau thắt ngực (angina): Đau thắt ngực thường xảy ra khi các mạch máu cung cấp cho cơ tim bị co thắt, dẫn đến thiếu máu và oxy cho tim.
  • Cơn đau tim (heart attack): Xảy ra khi một phần của cơ tim không nhận được đủ máu do tắc nghẽn mạch máu. Đây là tình trạng khẩn cấp và cần phải được can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Viêm nội tâm mạc (endocarditis): Là bệnh viêm nhiễm của màng nội tâm mạc và các thành phần bên trong tim, thường do vi khuẩn hoặc nấm. Triệu chứng bao gồm đau tức ngực, sốt, buồn nôn,…
  • Rối loạn cơ tim (myocardial disorders): Vấn đề như bại liệt cơ tim, hẹp van tim, hoặc phình mạch máu có thể gây ra đau tức ngực.
nguyen-nhan-dau-tuc-nguc
Nguyên nhân đau tức ngực

Các vị trí đau ngực

  • Triệu chứng đau ở vùng ngực bên trái là khi người bệnh cảm thấy không thoải mái và có cảm giác đau ở khu vực ngực bên trái. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ hoặc kéo dài và âm ỉ ở ngực trái. Khu vực ngực trái chứa nhiều cơ quan quan trọng, bao gồm cả tim. Vì vậy, khi gặp triệu chứng đau ở ngực trái, không nên xem nhẹ vấn đề này vì có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề liên quan đến tim mạch.
  • Đau ở vùng ngực bên phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như làm việc căng thẳng, tập luyện quá sức. Các vấn đề về dạ dày như trào ngược axit, ợ chua hoặc viêm khớp cũng có thể gây ra cơn đau ở ngực phải. Ngoài ra, đau ở ngực phải cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm tim,…
  • Khi bị đau ở vùng ngực giữa, người bệnh thường cảm thấy khó thở, lo lắng, cảm giác như bị áp đặt, ép buộc. Nếu cơn đau thường xuyên tái phát, đây có thể là dấu hiệu của sự tắc nghẽn trong mạch máu nuôi tim. Những vấn đề về mạch vành, động mạch xơ vữa,… thường đi kèm với triệu chứng đau ở ngực giữa.
  • Đau ở vùng ngực dưới (vùng thượng vị, trên rốn) thường do vấn đề liên quan đến tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, sỏi mật hoặc túi mật, thiếu máu cơ tim,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nếu gặp triệu chứng đau ở vùng ngực dưới, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.
  • Đau ở vùng ngực trên thường ít phổ biến hơn. Người bệnh có thể cảm thấy đau và tức ngực, khó thở, cảm giác nghẹt ngực hoặc có thể buồn nôn, nôn,…
Xem thêm  Vitamin và chất khoáng trong tiết và gan động vật

Dấu hiệu đau ngực

Các dấu hiệu của tức ngực có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau ngực và cảm giác không thoải mái;
  • Cơn đau có thể lan ra cổ, hàm, cánh tay hoặc phía sau lưng;
  • Chóng mặt;
  • Khó thở và hơi thở khò khè;
  • Nhịp tim đập nhanh không bình thường;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Mệt mỏi;
  • Cơn đau tăng nặng khi vận động.
dau-hieu-dau-tuc-nguc
Dấu hiệu đau ngực

Trong trường hợp tự nhiên tức ngực không phải do vấn đề tim mạch, các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi ăn uống, khi hoặc thở sâu, kèm theo sốt, đau nhức cơ, cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi.

Nên làm gì khi có dấu hiệu đau tức ngực

Cơn đau ngực có thể xảy ra bất cứ lúc nào, quan trọng phải giữ bình tĩnh và thực hiện các hướng dẫn sau:

  • Nghỉ ngơi: Nếu bạn đang làm việc hoặc vận động, hãy dừng lại và nghỉ ngơi ngay. Nếu triệu chứng không giảm sau 5 phút nghỉ, tiếp tục các bước tiếp theo.
  • Sử dụng Nitro: Nếu đã được bác sĩ kê đơn nitroglycerin, hãy sử dụng theo chỉ dẫn. Nitroglycerin giúp giãn mạch máu và giảm đau ngực.
  • Liên hệ bác sĩ: Nếu đau không giảm sau khi nghỉ ngơi và sử dụng nitroglycerin, gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
kham-dau-tuc-nguc
Đi khám chuyên khoa khi dấu hiệu đau tức ngực diễn ra thường xuyên, không giảm

Phương pháp điều trị tức ngực

Các phương pháp điều trị cho tình trạng đau ngực được xác định dựa trên nguyên nhân gây ra vấn đề, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu cầu
  • Sử dụng thuốc chẹn beta
  • Sử dụng Nitroglycerin và thuốc chẹn kênh canxi để kiểm soát các triệu chứng
  • Sử dụng thuốc ức chế men chuyển
  • Thực hiện tái thông mạch vành nếu triệu chứng vẫn tồn tại sau khi điều trị nội khoa tối ưu
  • Điều trị bằng cách giảm yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.
Xem thêm  Có nên cho bé uống nước đóng chai không?

Cách phòng ngừa đau ngực

Để giảm thiểu và ngăn ngừa cơn đau thắt ngực cũng như các vấn đề liên quan đến tim mạch, quý vị cần tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để duy trì sức khỏe tim mạch và cơ thể:

  • Dụng lối sống lành mạnh: Đảm bảo ăn uống cân đối với đầy đủ 4 nhóm chất: chất xơ, tinh bột, đạm và chất béo tốt, hạn chế thực phẩm giàu đường và chất béo không tốt như đồ ăn nhanh,…; tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày để duy trì sức khỏe tim mạch; tránh các yếu tố có hại như chất kích thích, hút thuốc, uống rượu bia.
  • Kiểm soát căng thẳng: Học cách quản lý stress và áp lực trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Không để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng hay lo lắng quá mức, vì điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định: Nếu đã được chẩn đoán bệnh và được kê đơn thuốc, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ – uống đúng liều lượng, đúng thời gian và theo chỉ dẫn. Không tự ý mua thuốc tự điều trị, không ngưng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Cần thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và tầm soát các bệnh nguy hiểm kịp thời. Đối với những người mắc bệnh tim mạch hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác, cần tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý

Các thông tin được cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để tự điều trị bệnh. Để biết chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và nhận tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.